Bị tiểu đường có trồng răng giả được không?

Người bị tiểu đường khi mất răng cần tìm hiểu những vấn đề sau đây trước khi có ý định trồng răng giả. Những lưu ý cần quan tâm cho người bị bệnh tiểu đường.

Bị tiểu đường có trồng răng giả được không
Bị tiểu đường có trồng răng giả được không

Người mắc bệnh tiểu đường không giới hạn đối tượng

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh khởi phát do cơ thể thiếu hormon insulin, gây rối loạn chuyển đổi chỉ số đường trong cơ thể, ở bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Ngày nay, với lối sống không lành mạnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng ở các dạng cụ thể như sau:

  • Type 1: Mắc bệnh do yếu tố di truyền hoặc cơ thể không tự sản sinh ra insulin, ở độ tuổi sơ sinh đến 30 tuổi.
  • Type 2: Do lối sống không lành mạnh, thừa cân, lười vận động, cuộc sống căng thẳng hoặc bệnh di truyền… dẫn đến bệnh tiểu đường. Độ tuổi phát hiện bệnh nhiều nhất là 40 tuổi ngày càng tăng và độ tuổi cũng dần trẻ hóa.
  • Tiểu đường thai kỳ: Do thay đổi hormon, thói quen ăn uống trong thời gian mang thai của phụ nữ dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường rất cao.

Và điều bệnh nhân tiểu đường nên biết: Lượng đường huyết bị mất cân bằng ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc răng, tăng mức độ viêm nhiễm trong khoang miệng.

Đo đường huyết
Đo đường huyết kiểm tra trước khi cấy implant

Tác động của bệnh tiểu đường đến vấn đề răng miệng

  • Người bị bệnh tiểu đường dễ bị khô miệng, lượng đường huyết làm tăng tỷ lệ sâu răng, viêm nha chu.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, áp xe răng, rụng răng, mất răng cao hơn người không bị tiểu đường.
  • Khó lành vết thương sau nhổ răng, hoặc phẫu thuật cấy ghép răng giả mất nhiều thời gian và khó khăn hơn.
Bệnh tiểu đường
Tác động của bệnh tiểu đường đến răng miệng

Bị tiểu đường có trồng răng giả được không?

Người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể trồng răng giả bằng các phương pháp pháp không phẫu thuật như bắc cầu răng, hàm giả tháo lắp. Tình trạng lượng đường huyết ổn định, không xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hay viêm nhiễm và sức khỏe tốt thì người bị tiểu đường hoàn toàn có thể trồng răng bằng phương pháp cấy ghép implant.

Trồng răng giả cho người bị tiểu đường
Trồng răng giả cho người bị tiểu đường

XEM THÊM:

icon arrowLàm răng giả tháo lắp nguyên hàm giá bao nhiêu?

icon arrowRăng giả tháo lắp nhựa cứng: giá bao nhiêu, có tốt không?

Phương pháp trồng răng không phẫu thuật đối với người bị tiểu đường

Bắc cầu răng sứ

Trước khi trồng răng bắc cầu, người bệnh cần hiểu rõ ưu/nhược điểm của phương pháp này, chọn lựa loại sứ thích hợp. Cần chú ý, yếu tố đầu tiên giúp trồng răng bắc cầu thành công chính là hai răng kế cận vị trí mất răng phải thật sự khỏe mạnh, nướu còn chắc chắn.

Điều kiện làm cầu răng sứ
Điều kiện làm cầu răng sứ

Trước khi thực hiện, hai răng được xác định làm trụ sẽ được điều trị triệt để các bệnh lý về răng, bệnh viêm quanh răng đảm bảo chất lượng răng tốt nhất. Sau đó, hai răng được mài chỉnh để gắn cố định cầu răng sứ lên trên.

Răng giả được trồng cố định, ăn nhai hoàn toàn thoải mái, không sợ rơi, rớt hay lỏng lẻo. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý vệ sinh miệng thật tốt, cần bảo trì cầu răng khi xuất hiện dấu hiệu nứt, vỡ, hoặc vị trí mất răng bị tiêu xương.

Gắn hàm giả tháo lắp

Do yếu tố đặc biệt về bệnh tiểu đường kèm theo những bệnh lý nền khác như tim mạch, huyết áp cao… Hoặc cấu trúc khung xương có thể xốp, ổ răng bị tiêu do tuổi tác, chân răng không còn chắc khỏe không thể cấy Implant hay trồng răng sứ bắc cầu. Trồng răng giả tháo lắp sẽ là giải pháp tốt nhất, giảm thiểu chi phí để người bị bệnh tiểu đường phục hình răng.

Trồng răng giả tháo lắp cho người bị tiểu đường
Trồng răng giả tháo lắp cho người bị tiểu đường

Phẫu thuật cấy răng Implant khi bị tiểu đường có an toàn?

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần được phẫu thuật cấy ghép implant ở trung tâm nha khoa uy tín và đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:

  • Mức độ đường huyết ổn định, ở mức an toàn dưới 10mmol/lít.
  • Được sự đồng ý của bác sĩ điều trị bệnh lý tiểu đường.
  • Mật độ xương tại vị trí cấy ghép đủ điều kiện cấy ghép.
  • Vùng mất răng không bị viêm hay nhiễm trùng.
  • Môi trường, dụng cụ cấy ghép phải được đảm bảo vô trùng.
  • Kỹ thuật bác sĩ tốt đảm bảo implant được cấy chính xác, không tổn hại đến mô, xương và các răng kế cận.
Điều kiện cấy ghép răng Implant
Điều kiện cấy ghép răng Implant

Như vậy, quá trình cấy implant mới đảm bảo an toàn, hiệu quả không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bị bệnh. Lưu ý, sau phẫu thuật bệnh nhân có thể hồi phục chậm hơn những người bình thường.

XEM VIDEO CÁC DỊCH VỤ TRỒNG RĂNG GIẢ TẠI NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN

Bị tiểu đường sau khi cấy ghép Implant cần chú ý những gì?

  • Duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
  • Không hút thuốc hoặc chất gây nghiện.
  • Thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra độ ổn định của implant.
  • Uống nước nhiều, ăn uống đầy đủ chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường
Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường

Để tìm hiểu chi tiết về trồng răng implant bệnh nhân có thể tham khảo thêm các bài viết:

Icon mũi tênQUY TRÌNH CÁC BƯỚC TRỒNG RĂNG IMPLANT ĐẦY ĐỦ THEO BỘ Y TẾ

Icon mũi tênNHỮNG LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI TRỒNG RĂNG IMPLANT

nha khoa trồng răng sài gòn

NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN

♦ Địa chỉ: 470-472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM

☎ Điện thoại: (028) 6686 9386

✳ Hotline: 0986.43.82.86 (có Zalo, Viber)

✉ Email: nhakhoatrongrang@gmail.com

➡Website: https://nhakhoatrongrang.com/

➡Facebook: FB.com/trongrang.nhakhoa

# Bị tiểu đường có trồng răng giả được không?