Sâu răng gây đau nhức, hôi miệng, tình trạng kéo dài dẫn đến nhiều bệnh lý khác về răng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… nặng có nguy cơ mất răng cao. Bài viết này sẽ phân tích rõ nguyên nhân gây ra sâu răng, cách chữa sâu răng tận gốc và nhanh chóng.

Các nguyên nhân gây ra sâu răng
Sâu răng là bệnh lý thường gặp khi răng miệng không được vệ sinh và chăm sóc tốt, thức ăn lâu ngày tạo thành mảng bám quanh răng. Những yếu tốc khác như: Cách săm sóc răng miệng, tuyến nước bọt, một số yếu tố vi lượng như nồng độ Fluor có trong nước, yếu tố di truyền cấu trúc răng… Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hình thành acid phá hủy men răng tạo thành lỗ sâu.
Những dấu hiệu bạn đầu là những đốm trắng trên răng, vi khuẩn tấn công vào men răng gây nên những lỗ sâu nhỏ to dần, làm đen răng, gây đau nhức, hôi miệng, viêm họng…lúc này bạn cần phải có phương pháp cách chữa sâu răng phù hợp.

Khi sâu răng nên làm gì?
Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng sâu răng, tùy theo mức độ bệnh lý bác sĩ sẽ có hường điều trị thích hợp như: Cạo vôi răng, đánh bóng vệ sinh răng miệng; Trám răng phục hồi những tổn thương của răng; Điều trị các bệnh lý có liên quan đến việc chữa sâu răng…
Tác hại của sâu răng lâu ngày
Từ những mảng bám quanh răng, vi khuẩn ăn mòn men răng gây ra những tổn thương phần cứng trên răng. Lâu ngày lỗ sâu to dần, lây lan viêm nhiễm các răng lân cận. Kéo theo những bệnh lý khác như:
-
Viêm nướu/lợi
Sâu răng ảnh hướng đến nướu, lợi. Vùng mô mềm quanh răng, sưng, sẩm màu, tấy đỏ.
-
Viêm nha chu
Khi bị sâu răng tích tụ, các răng dần bị viêm nha chu. Vùng lợi sưng phồng, có mủ, gây hiện tượng tụt lợi, tổ chức xung quanh răng không còn chắc chắn dẫn đến răng lung lay.
-
Viêm tủy răng
Sâu răng lâu ngày không điều trị các vi khuẩn dần làm tổn thương đến các tổ chức tủy răng chứa mạch máu và các dây thần kinh liên kết. Làm răng đau nhức, viêm quanh răng, áp-xe răng, viêm xương, viêm hạch ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng chuyển biến rặng gây áp-xe răng, không điều trị kịp thời phải nhổ bỏ răng để bảo tồn các răng kế cận.

Cách chữa sâu răng tận gốc và nhanh chóng
Trám bít chữa sâu răng
Đối với tình trạng răng sâu gây tổn thương phần cứng của răng chưa ảnh hưởng đến tủy, cách chữa sâu răng được đặt ra là cần loại bỏ môi trường gây bệnh, vệ sinh sạch vùng răng viêm nhiễm, trám phục hồi những tổn thương của răng.

Quy trình chữa sâu răng và trám răng phục hồi bằng Composite
-
Bước 1: Khám tổng quát
Bác sĩ khám tổng quát, kiểm tra tình trạng các răng cần điều trị, xác định nguyên nhân và những tổn thương của răng.
-
Bước 2: Chụp X-quang (nếu cần)
Việc này thường chỉ định đối những bệnh nhân bị sâu, viêm tủy… Chụp X-quang nhằm giúp cho bác sĩ phân tích, đánh giá đúng tình trạng răng miệng của bệnh nhân.
-
Bước 3: Vệ sinh răng miệng, gây tê
-
Bước 4: Tiến hành trám răng
Mở xoang, bộc lộ rõ xoang sâu, dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử, bơm rửa bằng nước muối sinh lý. Hàn lớp bảo vệ tủy, sau đó tiến hành đắp từng lớp trám lên bề mặt răng cần phục hồi. Dùng đèn chiếu đông Halogen để đông cứng miếng trám. Cuối cùng, Bác sĩ sẽ tạo hình vùng trám, cải thiện tốt chức năng ăn nhai.
-
Bước 5: Kiểm tra định kỳ
Việc tái khám, kiểm tra định kỳ sau khi trám răng là một điều nên làm. Điều này giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn tình trạng của miếng trám.
Lấy tủy răng sâu bọc sứ
Trường hợp thân răng bị sâu răng tàn phá nghiêm trọng không còn khả năng trám thẩm mỹ. Bắt buộc chúng ta phải dùng đến cách chữa sâu răng đó là BỌC RĂNG SỨ để phục hồi lại chức năng của răng.

Quy trình bọc sứ răng sâu
- Bước 1:Thăm khám và chụp X-quang
- Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
- Bước 3: Đặt đế cao su
- Bước 4: Thực hiện lấy tủy
- Bước 5: Trám bít ống tủy và bọc răng sứ phục hình thân răng
XEM THÊM:
Sâu răng cửa thì phải làm sao?
Răng hàm sâu, vỡ có bọc sứ được không? giá bao nhiêu?
Sau khi tủy răng đã được lấy hết, buồng tủy và ống tủy sẽ được làm sạch, trám bít bằng vật liệu nha khoa. Răng thật sau khi lấy tủy sẽ rất giòn và dễ gãy, bị tối màu dần theo thời gian. Vậy nên để đảm bảo tốt việc ăn nhai lâu dài, nâng cao khả năng thẩm mỹ răng miệng thì lựa chọn phương pháp làm răng sứ để đảm bảo chắc chắn, thời gian sử dụng lâu dài hơn hoàn toàn hợp lý.
- Bước 6: Chụp X-quang kiểm tra
Trồng răng giả khi bị mất răng
Sâu răng nặng nếu không điều trị kịp thời dễ gây mất răng, không sớm phục hình răng lâu ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, việc trồng răng giả là đặc biệt cần thiết kế cải thiện sức khỏe răng miệng.

Quy trình trồng răng giả
- Bước 1:Thăm khám và chụp X-quang
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng
- Bước 3: Lấy dấu răng – cung hàm
- Bước 4: Thực hiện quy trình trồng răng giả theo từng phương pháp trồng răng khác nhau
Bệnh nhân có thể lựa một trong các cách trồng răng giả khi mất hẳn chân răng như sau: Trồng răng Implant, trồng răng sứ bắt cầu, trồng răng giả tháo lắp. Mỗi cách trồng răng có ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào tình trạng răng, độ tuổi, điều kiện tài chính… của mỗi người sẽ có lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân mình.
- Bươc 5: Gắn cố định hoàn tất quy trình trồng răng giả
Cạo vôi răng hạn chế sâu răng
Thực hiện cạo vôi răng định kỳ 3-6 tháng/ lần giúp loại bỏ mạng bám quanh răng, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn tấn công ngà răng thân răng dẫn đến sâu răng.

Quy trình cạo vôi răng
- Bước 1: Thăm khám
- Bước 2: Vệ sinh khoang miệng
- Bước 3: Cạo vôi răng
Bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng có mức sóng siêu âm phù hợp đẩy sạch các mảng bám trên răng mà không gây ảnh hưởng đến men răng. Làm sạch sâu các mảng bám trong kẽ răng, chân răng, một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
- Bước 4: Đánh bóng răng
Sau khi lấy sạch mảng bám, răng sẽ được đánh bóng bằng đầu chổi mềm và dung dịch hỗ trợ giúp bề mặt răng trơn láng, sáng bóng hơn.
- Bước 5: Kiểm tra tổng quát
Kiểm tra kỹ tình trạng răng, trước khi kết thúc.
- Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà
Phương pháp phòng ngừa sâu răng
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2-3 lần/ngày, đồng thời thực hiện đúng cách vệ sinh răng miệng cho người lớn và trẻ em.
- Nếu lớp men răng mỏng cần bổ sung flour theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần đến nha khoa thăm khám và lấy vôi răng định kỳ 3-6 tháng/lần theo dõi tình trạng răng miệng, phòng tránh sâu răng.
Nha khoa chữa sâu răng uy tín
Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn tọa lạc tại số 470 – 472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TP.HCM là địa chỉ chữa sâu răng tận gốc và nhanh chóng ở TPHCM. Khách hàng sẽ nhận được dịch vụ điều trị tốt nhất trong không gian điều trị thiết kế chuẩn nha khoa, trang thiết bị tối tân, được vô trùng đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Tùy vào trình trạng tổn thương răng khách hàng mà cách chữa sâu răng được lên kế hoạch điều trị rõ ràng, minh bạch. Và được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao.
Đặc biệt sau điều trị, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình phương thức chăm sóc răng tại nhà phù hợp như: phương thức đánh răng đúng cách, những lưu ý cần tránh trong uống gây ảnh hưởng đến men răng, lịch tái thăm khám… Luôn có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ 24/7 giải đáp mọi thắc mắc khách hàng khi cần thiết.
Để có cách chữa sâu răng phù hợp, bảo vệ răng chắc khỏe, làm đẹp cho răng là nghĩ ngay đến Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn.
# Cách chữa sâu răng được tham vấn bởi Bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam – Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn