Block "top-chi-tiet-bai-viet" not found

Mọc răng khôn đau mấy ngày? Đau răng khôn nên làm gì?

Lượt xem: 20840
Theo dõi Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn trên
Bs thai vuong

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác Sĩ CKI Cang Hồng Thái – Giám Đốc Chuyên môn

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Quá trình mọc răng khôn diễn ra âm thầm và tiến triển biến chứng gây đau nhức mất ngủ, ăn uống không ngon. Đau răng khôn sẽ diễn ra một vài ngày, nhưng sau đó tái đi tái lại nếu bạn không có hướng xử lý triệt để.

Mọc răng khôn đau mấy ngày
mọc răng khôn đau mấy ngày?

Dấu hiệu nhận biết có mọc răng khôn

Như chia sẻ ở bài viết “Dấu hiệu mọc răng khôn“. Dấu hiệu mọc răng khôn được thể hiện qua từng trường hợp khác nhau. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mọc răng khôn đó là những cơn đau ở vị trí răng trong cùng.

Mọc răng khôn bị viêm nhiễm
mọc răng khôn bị viêm nhiễm

Khi mọc răng khôn, chúng ta sẽ rất dễ cảm nhận bằng các triệu chứng phổ biến như: đau ở vị trí răng trong cùng, viêm đỏ nướu răng, hoặc sốt nhẹ không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những người phải mất 3-5 tháng răng khôn mới có thể trồi lên hết, có người có thể lâu hơn. Đồng thời dấu hiệu mọc răng khôn mỗi người khác nhau.

Sau đây là 7 dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất:

Đau nhức răng

Đau nhức răng là dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất. Những cơn đau nhức từ bên trong dù răng chưa mọc lên khiến người bệnh khó chịu. Thậm chí không thể ăn uống và mất ngủ vì những cơn đau liên tục. Thông thường, cơn đau này kéo dài dữ dội và mạnh hơn khi răng từ từ nhú ra khỏi nướu. Cảm giác này xuất hiện kể cả khi răng khôn mọc thẳng, răng khôn mọc ngầm hay răng khôn mọc lệch.

Biến chứng đau răng khôn do bị sâu
đau nhức răng trong cùng là dấu hiệu phổ biến của mọc răng khôn

Sốt nhẹ khi mọc răng khôn

Một số trường hợp khi mọc răng khôn cơ thể sẽ mệt mỏi và thậm chí bị “hành” sốt kéo dài. Từ đó, khiến cho nướu sưng đỏ và cơ miệng không cử động linh hoạt như trước. Nếu các bạn bị sốt không rõ nguyên nhân (loại trừ khả năng nhiễm Covid-19) thì có thể đang mọc răng khôn.

Sốt khi mọc răng khôn
sốt khi mọc răng khôn

Răng bị viêm đỏ, sưng tấy

Nướu đỏ hoặc sưng tấy nướu khi mọc răng khôn là triệu chứng phổ biến nhất mà hầu như ai cũng gặp phải. Triệu chứng này khá dễ quan sát đối với răng khôn hàm dưới. Tuy nhiên, với răng khôn hàm trên khách hàng cũng có thể nhận biết được khi dùng lưỡi cảm nhận độ sưng của nướu. Đây là một biểu hiện viêm nhiễm răng khôn gây nhiều bất tiện và đau nhức khó chịu khi răng khôn mọc lên.

Dấu hiệu răng khôn mọc ngầm
sưng tấy nướu khi mọc răng khôn

Cảm giác ăn uống không ngon miệng

Khi răng khôn mọc, chúng sẽ khiến bạn mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng này kéo dài khiến việc ăn uống trở nên không còn ngon miệng nữa. Những trường hợp đau răng khôn dữ dội có thể dẫn đến bỏ ăn, đau răng không ngủ được, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Mọc răng khôn ăn uống không ngon miệng
mọc răng khôn, đau răng khôn khiến bạn ăn uống không ngon miệng

Sưng má, thậm chí đau tai

Ngoài triệu chứng sưng tấy nướu khi mọc răng khôn, biểu hiện sưng má thậm chí đau tai cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi mọc răng khôn. Răng mọc lên ở vùng xương hàm sẽ bị tác động từ bên trong. Kết hợp với đó là tình trạng đau nhức khiến hàm bị co cứng và không thể há to như bình thường. Thậm chí trong một số trường hợp đau lan ra đến mang tai.

Mọc răng khôn bị sưng má
mọc răng khôn bị sưng má

Răng số 7 bị tổn thương

Răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.

Sưng lợi khi mọc răng khôn
răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7

Quá trình mọc răng khôn sẽ gây tổn thương răng số 7 âm thầm và kéo dài. Một thời gian sau chiếc răng số 7 bị sâu và gây đau nhức. Lúc này bạn nên đến nha khoa sớm để thăm khám vì đó là dấu hiệu biến chứng mọc răng khôn cần được can thiệp sớm để giữ lại răng số 7.

Hơi thở có mùi

Khi răng khôn mọc lên thì vùng nướu sẽ bị tổn thương, viêm nhiễm răng khôn. Cùng với đó là tình trạng thức ăn thừa bám ở vùng răng sâu bên trong khó vệ sinh. Từ đó, dẫn tới tình trạng có mùi hôi khó chịu.

Mọc răng khôn làm hơi thở có mùi
mọc răng khôn làm hơi thở có mùi

Đăng ký tư vấn nhổ răng

Biến chứng mọc răng khôn

Biến chứng mọc răng khôn thường gặp là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Răng khôn luôn nằm ở vị trí trong cùng nên không thể vệ sinh tới, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm các tổ chức xung quang răng.

Răng khôn mọc lệch không được xử trí kịp thời có thể gây u nang xương hàm. Hệ lụy lớn nhất là sẽ làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Trường hợp nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

Răng khôn mọc ngầm gây viêm nướu
răng khôn mọc ngầm gây viêm nhiễm

Khi mọc răng khôn gây sẽ đau đầu, đau lợi trong cùng hàm dưới và hạn chế há miệng ở vùng mọc răng. Lúc này cần được dùng kháng sinh và các t.huốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn xâm lấn.

DỊCH VỤ

Bảng Giá Nhổ Răng tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Nguyên nhân đau răng khôn

Nguyên nhân đau răng khôn là do khi răng khôn mọc lệch má hay răng khôn mọc ngầm có thể gây viêm nhiễm răng khôn do viêm nang quanh chân răng.

Đau răng khôn do mọc lệch

Việc răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn viêm và sâu răng, kể cả răng bên cạnh cũng bị ảnh hưởng.

Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây đau nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.

Dấu hiệu răng khôn mọc lệch
dấu hiệu răng khôn mọc lệch

Đau răng khôn do bị sâu

Sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau răng. Đối với răng khôn thì càng tệ hơn. Một số nguyên nhân khiến sâu răng có thể kể đến như là:

  • Vệ sinh răng miệng kém. Ăn nhiều thực phẩm chứa axit, đường khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng làm men răng yếu đi. Vi khuẩn từ đó dễ dàng tấn công gây sâu răng.
  • Ăn đồ ăn cứng hoặc cắn đồ cứng khiến cho răng bị nứt hoặc mẻ. Từ đó hình thành các lỗ hổng và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Mọc răng khôn bị sâu
mọc răng khôn bị sâu răng 

Một số dấu hiệu để nhận biết răng khôn bị sâu

  • Trên răng xuất hiện lỗ sâu có kích thước nhỏ hoặc lớn. Có màu ố vàng, nâu hoặc đen.
  • Răng đau nhức, gây khó chịu, cơn đau răng sẽ càng tăng khi ăn đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt khi thức ăn chèn lỗ sâu răng trở nên đau nhức hơn.

Khi răng khôn bị sâu nặng thì có thể ảnh hưởng đến răng cối. Nặng nề hơn là nó ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh. Hoặc có thể kể đến có những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ làm chân răng bị lung lay.

Đăng ký tư vấn nhổ răng

Đau răng khôn không rõ nguyên nhân

Răng khôn được biết đến là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Chúng thường mọc vào độ tuổi trưởng thành. Nếu may mắn thì răng khôn có thể mọc thẳng như những chiếc răng bình thường mà không gây ra bất cứ biến chứng gì.

Đau nhức khi mọc răng khôn
đau răng khôn gây nhiều phiền toái

Tuy nhiên, hầu hết răng khôn thường không đủ khoảng trống để mọc thẳng lên. Do đó, chúng thường mọc và đâm ngang vào những chiếc răng bên cạnh. Hay nặng hơn là mọc lệch đâm vào má. Hoặc mọc ngầm dưới nướu và gây đau nhức vô cùng.

Chưa kể nếu chăm sóc răng khôn không tốt thì răng khôn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Hậu quả là gây sưng tấy, viêm đỏ và đau nhức đến phát sốt.

Mọc răng khôn đau mấy ngày?

Mọc răng khôn đau bao lâu không có thời gian cụ thể, tùy vào tình trạng cũng như cơ địa của từng người mà thời gian sẽ khác nhau:

Đau răng khôn mấy ngày
đau răng khôn mấy ngày?

➤ Người bị đau khi mọc răng khôn sẽ trải qua nhiều giai đoạn mọc khác nhau. Các cơn đau sẽ xuất hiện ở các giai đoạn mọc răng, từ lúc răng mới nhú lên cho đến khi răng mọc hoàn thành mới hết đau.

➤ Thời gian để hình thành 1 chiếc răng khôn hoàn chỉnh có thể kéo dài đến vài tháng, 1 năm hoặc 2 -3 năm. Một số người còn lên đến 5 năm mới mọc hoàn thành chiếc răng khôn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu các cơn đau răng khôn dai dẳng như vậy.

➤ Cơn đau răng khôn khi chúng mọc lên cũng không giống nhau. Có trường hợp mọc răng khôn đau mấy ngày, khoảng 1 -2 ngày là khỏi. Cũng có trường hợp đau răng khôn 1 tuần thậm chí nửa tháng.

➤ Khoảng cách giữa các đợt mọc răng khôn có thể cách nhau 1 tháng, 2 tháng hoặc vài tháng. Thời gian mọc răng khôn đau trong bao lâu cũng vì thế mà cách nhau theo thời gian mọc răng.

➤ Đau răng khôn cũng có thể hết sau một vài ngày. Nhưng nó sẽ tái đi tái lại nếu không điều trị triệt để.

Chính vì vậy, mọc răng khôn đau mấy ngày là một khoảng thời gian rất khó xác định. Đẩy lùi cơn đau và tăng nhanh tiến trình mọc răng còn phụ thuộc vào cách chăm sóc răng của mỗi cá nhân. Hãy tìm hiểu và lưu ý cho phù hợp.

Đau răng khôn khi nào là nguy hiểm?

Răng khôn sở dĩ được gọi là răng số 8 bởi chúng thường mọc ở vị trí cuối cùng (nằm sau răng số 7 và sát vách hàm). Cũng chính bởi răng mọc ở vị trí trong cùng nên xảy ra tình trạng bị lệch, ngầm hay lạc chỗ, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu. Độ tuổi mọc răng khôn thông thường là trong độ tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi.

Biến chứng răng khôn đâm răng số 7
biến chứng răng khôn mọc đâm răng số 7

Khi răng khôn mọc lệch đâm xiên vào răng số 7 thì gây đau răng, gây sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng, viêm còn gây sốt. Điều đặc biệt, áp xe răng khôn là một bệnh lý tương đối nguy hiểm của bệnh răng miệng.

Đặc biệt răng khôn hàm dưới mọc ngầm có thể gây viêm nhiễm, đau nhức do gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng sạch sẽ. Nếu mọc lệch, răng khôn hàm dưới ngoài gây viêm còn gây sâu cho răng hàm số 4; là tác nhân gây bệnh lợi trùm; làm xô lệch hàm răng; làm yếu cung hàm… Thậm chí, những bất thường của răng khôn không được điều trị kịp thời có thể lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đăng ký tư vấn nhổ răng

Biến chứng áp xe răng khôn

Theo bác sĩ CKI Cang Hồng Thái, nhiều người vẫn nghĩ rằng răng khôn mọc nên mới bị đau và không sao nên chủ quan trong cách vệ sinh răng miệng, chỉ đến khi tình trạng áp xe, gây đau đớn ăn uống kém mới đến phòng khám nha khoa điều trị.

Tiểu phẫu nhổ răng khôn
Tiểu phẫu nhổ răng khôn

Răng khôn dễ gặp phải tình trạng áp xe răng nhất bởi đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, dễ bị mọc lệch, mọc ngầm gây dắt thức ăn và chèn vào răng số 7 khiến răng này bị sâu. Hơn nữa, chiếc răng này nằm ở góc trong cùng của cung hàm khiến việc vệ sinh càng khó khăn hơn. Đây là mầm mống khiến vi khuẩn dễ tấn công nên răng rất dễ bị sâu và viêm nha chu.

Một số nguy hiểm có thể xảy ra khi bị áp xe răng khôn như: Bệnh nhân dễ sưng hạch ở cổ, đau nhức răng, nhai thức ăn hoặc cắn mạnh thấy đau, thậm chí là ngậm miệng cũng bị cơn đau nhức hành hạ.

Ngoài ra, khi áp xe răng khôn sẽ gây ra những cơn sốt, nếu để lâu không được chữa trị dễ khiến bệnh nhân bị co giật rất nguy hiểm. Có thể dẫn đến nhiễm trùng xương ổ răng, nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu bệnh phát triển nặng.

Đau răng khôn nên làm gì?

✤ Nếu cơn đau răng ít, vẫn có thể chịu đựng được, răng mọc thẳng, không chen chúc thì bạn sẽ được kê thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà, giảm các cơn đau hiệu quả.

✤ Nếu răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt chen chúc với các răng xung quanh đồng thời các cơn đau dữ dội và dai dẳng hơn thì bạn sẽ được bác sỉ nhổ bỏ răng khôn để chấm dứt cơn đau.

Điều trị đau răng khôn tại nhà
điều trị đau răng khôn tại nhà

Những cơn đau răng kéo đến sẽ khiến bạn đau nhức không thể học tập hay làm việc. Thậm chí cơn đau có thể kéo dài gây khó khăn cho việc ăn và ngủ của bạn.

Trong trường hợp đau răng khôn khiến bạn không ngủ được thì bạn có thể giảm đau bằng một số phương pháp thông thường. Chẳng hạn như sử dụng nước muối để giảm đau buốt. Bằng cách dùng 2-3 muỗng cà phê muối hòa tan với một ít nước ấm và ngậm trong 15 phút. Nhờ tính sát khuẩn mà phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả mà ít tốn kém. Hoặc bạn cũng có thể mua nước muối sinh lý ở tiệm thuốc tay để súc 2-3 lần/ngày. Cơn viêm đau sẽ giảm rất nhiều.

Một số phương pháp như nhai hành tây, chườm đá lạnh cũng là phương pháp dân gian khá hiệu quả để giảm đau. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ là giảm đau tức thời. Khi bạn gặp phải tình trạng đau răng khôn thì tốt nhất nên khám và điều trị tại cơ sở nha khoa uy tín.

Trị đau răng khôn tại nhà

Đối với những cơn đau răng nhẹ khi răng khôn mới mọc. Và nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm đau nhanh hơn. Thêm vào đó bạn nên áp dụng thêm những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi mọc răng khôn, cách trị đau răng khôn tại nhà.

  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Khi mọc răng khôn thì nướu và các mô mềm xung quanh rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Vì vậy bạn nên đánh răng 3 lần/ ngày. Tối thiểu cũng phải đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Chăm sóc răng miệng khi mọc răng khôn
chăm sóc răng miệng khi mọc răng khôn

Bạn nên chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu và chân răng. Bạn cũng nên sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều Flour tốt cho răng. Sử dụng thêm nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn răng khuẩn. Trong trường hợp vùng nướu tại vị trí mọc răng khôn bị viêm. Bạn nên thấm thuốc sát trùng vào bông gòn y tế để làm sạch nướu.

  • Chườm đá lạnh ngoài má

Chườm đá lạnh là một trong những phương pháp giúp làm giảm sưng đau hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bởi đá lạnh là nguyên liệu sẵn có, dễ dàng thực hiện và lại khá hiệu quả.

Chườm đá để giảm đau răng khôn
chườm đá để giảm đau răng khôn

Bạn chỉ cần cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào một chiếc khăn mềm. Lấy chườm lên bên má gần vị trí mọc răng khoảng từ 2-5 phút. Bạn chỉ cần thực hiện khoảng 15 phút và từ 2-3 lần/ ngày thì sẽ giảm sưng đau đáng kể.

  • Dùng chanh tươi

Dùng chanh tươi để giảm đau răng khôn cũng là phương pháp hữu hiệu. Trong chanh có chứa hàm lượng lớn Vitamin C và axit nên khả năng kháng khuẩn cao. Súc miệng với nước chanh cũng là một cách giúp giảm đau răng khôn.

Mẹo chữa đau răng khôn tại nhà bằng chanh
mẹo chữa đau răng khôn tại nhà bằng chanh

Bạn đem chanh rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt. Dùng bông y tế thấm nước cốt chanh và bôi vào vị trí đau răng. Chờ khoảng 2 phút là bạn có thể súc miệng lại bằng nước sạch. Bạn nên lặp lại phương pháp này khoảng 1-2 lần/ ngày.

  • Tỏi

Trong tỏi có chứa hợp chất ajoene nên có tính kháng khuẩn cao. Tỏi sẽ giúp tiêu diệu và làm giảm cơn đau nhức do răng khôn gây ra.

Sử dụng tỏi để giảm đau răng khôn tại nhà
sử dụng tỏi để giảm đau răng khôn tại nhà

Bạn lấy 1 tép tỏi đập nát rồi chà nhẹ lên vị trí đau răng và xung quanh nướu. Bạn nên thực hiện lặp lại 2-3 lần/ ngày đến khi cơn đau răng dịu hẳn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp giảm đau răng khôn tạm thời tại nhà. Trong quá trình mọc, răng khôn rất dễ bị mọc lệch hoặc biến chứng không lường trước. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để có thể chữa trị tốt nhất.

  • Uống thuốc giảm đau

Trường hợp răng khôn sưng đau nhẹ, bạn có thể dùng kháng sinh Spiramycin với liều lượng 3 lần/ngày và mỗi lần uống là 2 viên, kèm theo Paracetamol ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Bạn sử dụng trong vòng 1 tuần sẽ có thể giảm triệu chứng cơn đau răng.

Thuốc giảm đau răng khôn
thuốc giảm đau răng khôn

Lưu ý: các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau răng. Không phải trường hợp nào cũng giống nhau nên các bạn phải rất cẩn thận. Cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0986 438 286 để được hướng dẫn.

Đăng ký tư vấn nhổ răng

Đau răng khôn nên ăn gì?

Khi răng khôn bị đau ngoài những phương pháp giảm đau thì bạn cần quan tâm đến những thực phẩm khi ăn. Một số lưu ý khi mọc răng khôn nên ăn gì để không bị đau và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hữu ích.

Mọc răng khôn nên ăn gì
đau răng khôn nên ăn gì?
  • Đầu tiên trước hết đó là bạn ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt (như cháo, súp). Những món ăn này sẽ giúp bạn không cần phải nhai nhiều. Do đó nó sẽ tránh việc sử dụng hàm để nhai quá nhiều gây ảnh hưởng đến vị trí mọc răng khôn. Và để đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày thì bạn có thể nấu cháo thịt cùng rau nghiền nhỏ để dễ ăn. Vì khi mọc răng cơ thể dễ bị sốt nhẹ nên bạn nên lựa chọn loại rau giúp hạ nhiệt.
  • Tiếp theo bạn nên bổ sung thêm một số loại rau, củ. Những loại rau củ như cà rốt, dâu tây, khoai lang sẽ giúp giảm đau và lành vết thương cực tốt… Để đa dạng thực đơn và không đỡ ngấy thì bạn có thể chế biến thành rau củ thành các loại sinh tố hay nước ép để dễ tiêu hóa.
  • Cuối cùng là bạn đừng quên bổ sung thêm sữa chua, sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa. Bởi vì những thực phẩm này sẽ giúp giảm đau và bổ sung thêm nhiều canxi và protein để giúp răng chắc khỏe.

Đau răng khôn kiêng ăn gì?

Tìm hiểu được trong quá trình răng khôn đau nên ăn gì thì cũng phải biết được trong quá trình đau răng nên kiêng ăn gì. Bởi vì trong quá trình mọc răng khôn tất cả những gì bạn ăn vào cần phải được chế biến hợp lý và đảm bảo an toàn.

Đau răng khôn kiêng ăn gì
đau răng khôn kiêng ăn gì?

Một điều tiên quyết bạn cần biết đó là mọc răng khôn phải hạn chế sử dụng một số thực phẩm:

  • Những món ăn có vị cay, chua, nóng và lạnh cần được hạn chế. Vì chúng rất dễ tác động đến vị trí mọc răng. Và nó sẽ khiến răng bị sưng tấy, đau nhức và khó chịu.
  • Cần tránh những thực phẩm cứng, dai và dẻo. Vì chúng sẽ khiến cơ hàm hoạt động nhiều. Và từ đó gây ảnh hưởng đến nướu. Những loại bánh kẹo cũng cần hạn chế tối đa. Vì rất dễ gây bám dính trên răng và khó vệ sinh răng. Một số thực phẩm như thịt gà, xôi, nếp cũng nên kiêng ăn. Vì chúng sẽ dễ làm nướu sưng tấy, đau nhức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lý do cần nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi. Khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.

Răng khôn có nên nhổ không?

Răng khôn là loại răng thường mọc ở những vị trí không thuận lợi. Đôi khi xương hàm hết chỗ mà răng khôn nằm quá sâu trong hàm. Việc này khiến ta khó vệ sinh cũng như tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Lúc này khả năng tăng nguy cơ viêm nướu hoặc sâu răng. Do đó răng khôn NÊN nhổ bỏ.

Kết quả sau khi nhổ răng khôn
kết quả sau khi nhổ răng khôn mọc lệch tại nha khoa trồng răng sài gòn

Trong thực tế có nhiều trường hợp răng khôn không được nhổ hoặc chữa trị kịp thời gây viêm nhiễm. Thêm vào đó nếu răng khôn không nhổ bỏ gây biến chứng u nang nhiễm trùng ảnh hưởng đến các răng lân cận. Trường hợp răng khôn mọc không đúng cách gây cản trở đến nướu. Hoặc gây lở loét nướu hàm.

Không phải bất kỳ răng không nào cũng cần phải nhổ. Có một số trường hợp cần bảo tồn răng khôn như sau: Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu. Và đặc biệt là không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bạn cần giữ vệ sinh răng đúng cách. Sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch răng. Đối với người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường thì cũng không nên nhổ răng khôn.

Một số thắc mắc thường gặp

Răng khôn mọc bao lâu thì nhổ?

Hầu hết những chiếc răng khôn đều không mang lại giá trị thẩm mỹ lẫn việc ăn nhai. Do đó, hầu hết những chiếc răng khôn đều được khuyên nhổ bỏ. Đặc biệt, nên nhổ răng khôn trong những trường hợp: Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, đau răng khôn, viêm nhiễm; Răng khôn ảnh hưởng đến các răng lân cận; Răng khôn không có đủ chỗ mọc.

Đừng nên đợi răng khôn mọc lên hoặc đang mọc gây đau mới nghĩ đến việc nhổ bỏ. Nên chủ động khám và nhổ răng khôn sớm để tránh được các triệu chứng đau nhức khó chịu khi mọc răng khôn hay biến chứng răng khôn đâm vào răng số 7,…

Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền còn tùy vào từng cơ sở nha khoa thực hiện. Đặc biệt, tùy vào vị trí răng khôn hàm trên hay hàm dưới, mức độ của răng khôn, thế mọc của răng khôn sẽ quyết định giá tiền nhổ răng khôn. Để nắm được khoảng giá nhổ răng khôn bao nhiêu tiền, bạn đọc có thể tham khảo tại GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN.

Nên nhổ răng khôn ở đâu uy tín?

Nhiều phòng khám nha khoa đều có thực hiện nhổ răng khôn. Tuy nhiên, để tìm được địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, bạn nên dựa trên các tiêu chí như: tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ về nhổ răng khôn, quy trình tiểu phẫu theo quy định an toàn, vô trùng, phương pháp nhổ răng khôn (nhổ máy hay nhổ thường), chi phí nhổ răng khôn và các phản hồi review của khách hàng,…

Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đúng cách sẽ giúp vết nhổ răng nhanh hồi phục. Trong đó, việc ăn uống đúng cách cũng nên được chú ý. Sau khi nhổ răng khôn nên hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai hoặc đồ ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là cách tốt nhất để tránh được tình trạng viêm nướu và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nhổ răng.

Xem thêm:

TOP 7 LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN

Bài tập thể dục sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn nên hạn chế vận động mạnh. Tránh tập thể dục trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng khôn. Sau 24 giờ, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ. Nếu bắt buộc tham gia hoạt động thể thao, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và ưu tiên các bài tập thể dục sau khi nhổ răng khôn mang tính chất nhẹ nhàng.

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn đã được Sở Y tế tại thành phố thẩm định và cấp phép thực hiện các danh mục kỹ thuật nha khoa khác nhau. Quý khách hàng sẽ chỉ được cung cấp các dịch vụ nằm trong danh mục kỹ thuật được Sở Y tế cho phép tại từng phòng khám. Đối với những danh mục kỹ thuật không nằm trong phạm vi được phép, quý khách sẽ phải thực hiện tại bệnh viện.