Block "top-chi-tiet-bai-viet" not found

Đau răng kiêng ăn gì? Chi tiết 13 món kiêng kỵ bạn không nên ăn

Lượt xem: 4178
Theo dõi Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn trên

Những bệnh lý liên quan đến răng miệng luôn khiến nhiều người rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi, sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, đau răng là một biểu hiện thường thấy. Để hạn chế tình trạng này, chế độ ăn uống cũng quyết định một phần không nhỏ. Đau răng kiêng ăn gì? Dưới đây là những món ăn cần tránh tuyệt đối nếu bạn đang cảm thấy răng miệng ê buốt.

Đau răng kiêng ăn gì
đau răng kiêng ăn gì?

Vì sao bị đau răng?

Đau răng kiêng ăn gì – Đau răng là tình trạng nhiều người gặp phải, gây khó chịu, mất thoải mái.

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa hàng đầu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng. Tùy theo mức độ, độ tuổi cũng như phần răng bị đau mà nha sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh. Hãy cùng tham khảo một số nguyên nhân gây đau răng thường gặp nhất.

  • Sâu răng

Nguyên nhân phổ biến gây đau răng ở trẻ nhỏ, nhất là trong độ tuổi từ 3 đến 12 là do sâu răng. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công. Chúng có khả năng chọc thủy lớp men, ngà răng khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức. Biểu hiện này càng khó chịu hơn trong trường hợp vi khuẩn đã tiến đến buồng tủy. Tức cấu trúc răng bị phá hủy nên không còn sức bảo vệ răng miệng.

Răng bị sâu viêm tủy
đau răng do răng bị sâu viêm tủy
  • Viêm tủy

Các vấn đề về tủy là nguyên nhân nghiêm trọng gây nên tình trạng đau răng ở mọi lứa tuổi. Viêm tủy cũng do vi khuẩn xâm nhập, tủy răng bị tổn thương nặng nề. Biểu hiện bước đầu là đau răng. Lâu dần, răng bị nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh và cuối cùng, có thể răng bị phá hủy hoàn toàn.

Hình ảnh răng sâu viêm tủy nặng
hình ảnh răng sâu viêm tủy nặng gây đau nhức
  • Bệnh về nướu

Một nguyên nhân khác gây đau răng thường gặp là viêm nước hay các bệnh lý về nướu, tên gọi khác là nha chu. Mặc dù không quá nặng song các bệnh về nướu diễn biến rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sẽ ngày càng xấu. Không chỉ đau răng mà còn gây nhiễm trùng.

Xem thêm:

  • Áp xe răng

Một nguyên nhân khác chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này là áp xe răng. Về cơ bản, áp xe răng gây hiện tượng nhiễm trùng từ sâu bên trong.

Chúng lan dần đến chân răng, ảnh hưởng đến cả hệ thống răng miệng. Nặng nhất, áp xe răng khiến người bệnh phải nhổ răng hoàn toàn, viêm tủy, xương răng bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến xương hàm, nổi hạch.

  • Mọc răng khôn

Theo nhiều số liệu thống kê, người bệnh thường xuyên bị đau răng do mọc răng khôn, còn biết đến với tên gọi khác là răng số 8. Đối với người trưởng thành, đây là chiếc răng mọc cuối cùng. Từng cơn đau dữ dội sẽ tấn công người bệnh. Tại sao mọc răng số 8 lại đau? Mọc răng khôn đau mấy ngày? Mọc răng khôn là do vị trí để răng mọc hết hạn chế, thậm chí là không có. Vì thế, răng bị mắc kẹt và phải tìm mọi cách để mọc lên.

Một số nguyên nhân khác: Đau răng hàm, nhiễm trùng nướu…

Đau răng kiêng ăn gì?

Ở bài viết trước chúng tôi có chia sẻ “Đau răng ăn gì“, thì ở bài viết, chúng tôi xin mách bạn “Đau răng kiêng ăn gì”.

Về cơ bản, để điều trị dứt điểm tình trạng đau răng, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt. Thông thường là các bệnh viện, các trung tâm nha khoa. Bên cạnh việc dùng thuốc, can thiệp máy móc, chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ. Hãy lưu ý kỹ 13 loại thức ăn sau đây cần kiêng tuyệt đối khi đau răng:

  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Đây là những thực phẩm cần kiêng tuyệt đối nếu đang đau răng. Đồ ăn nóng hoặc lạnh sẽ gây tác động xấu đến tủy răng, chân răng, tình trạng răng ngày càng xấu.

  • Các thực phẩm gây khô miệng

Ví dụ như rượu, bia, đồ chiên rán sẽ khiến khoang miệng giảm tiết nước bọt. Cơn đau răng kéo dài và âm ỉ hơn nhiều.

  • Kẹo cứng

Kẹo cứng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng – một trong những nguyên nhân chính gây đau răng. Vì vậy, đây là một loại thực phẩm cần tránh.

  • Đồ uống có gas

Lượng đường hóa học, chất bảo quản nhiều quá mức cho phép có trong đồ uống có gas sẽ tác động rất xấu đến răng. Không những không đỡ đau mà cơn đau còn kéo dài hơn. Vì thế, nếu đang thắc mắc đau răng kiêng ăn gì, bạn nên ghi chú ngay loại đồ uống này nhé!

  • Đồ chua

Đau răng kiêng ăn gì? Đồ chua có nhiều axit. Theo lời khuyên từ nha sĩ, axit tấn công rất mạnh đến men răng. Men răng bị ăn mòn, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngày càng mạnh mẽ hơn.

  • Cà chua

Nếu đau răng cần bổ sung thêm hoa quả, rau củ và vitamin thì cà chua là một loại thực phẩm cần kiêng tuyệt đối.

  • Đồ ăn cay

Đồ ăn cay cũng không ngoại lệ. Không chỉ ảnh hưởng đến răng, thực phẩm cay chứa nhiều ớt, chất tạo vị sẽ làm miệng bị nhiệt. Đây là nguyên nhân chính gây các bệnh về nướu. Lâu dần sẽ gây đau răng.

  • Cam, quýt

Nhiều vitamin nhưng không thể phủ nhận cam và quýt không hề tốt cho người đau răng. Vitamin C sẽ làm mòn men răng, răng sẽ bị tổn thương và đau nhiều hơn.

  • Cafe

Cafe, nhất là cafe nóng, người đang mắc các bệnh về răng cần tránh. Chất kích thích và độ nóng của cafe khiến dây thần kinh trong khoang miệng, khiến cơn đau tệ hơn rất nhiều.

  • Táo

Đau răng không nên ăn táo. Đường và axit nhẹ trong táo sẽ khiến cơn đau khó có thể chấm dứt.

  • Kem lạnh

Kem vừa lạnh vừa ngọt, kem không hề tốt trong việc điều trị đau răng.

  • Thịt gà

Nhiều bạn thắc mắc đau răng có ăn thịt gà được không? Thịt gà có kết cấu sợi. Khi ăn khó tiêu hóa và rất dễ dính vào các kẽ răng, khoang miệng. Cảm giác khó chịu sẽ càng nặng nề.

  • Thực phẩm nhiều tinh bột

Các thực phẩm vừa khó nuốt lại vừa dễ bám vào răng, việc vệ sinh gặp nhiều cản trở, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Trên đây là bài viết của chúng tôi giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đau răng kiêng ăn gì. Nhìn chung, nếu đang gặp các bệnh về răng miệng, đặc biệt là tình trạng đau nhức, có mủ, chú ý đến chế độ ăn uống là điều cần thiết. Hy vọng rằng bài viết là một cẩm nang sức khỏe hoàn hảo, giúp bạn chăm sóc tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn đã được Sở Y tế tại thành phố thẩm định và cấp phép thực hiện các danh mục kỹ thuật nha khoa khác nhau. Quý khách hàng sẽ chỉ được cung cấp các dịch vụ nằm trong danh mục kỹ thuật được Sở Y tế cho phép tại từng phòng khám. Đối với những danh mục kỹ thuật không nằm trong phạm vi được phép, quý khách sẽ phải thực hiện tại bệnh viện.