Hiện tượng tiêu xương hàm ở người mất răng lâu năm diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Xương răng tiêu biến khoảng 25% trong 1 năm đầu tăng lên 60% trong 2 năm kế tiếp. Hiện tượng này có đáng lo ngại?
Hiện tượng tiêu xương hàm ở người mất răng lâu năm, có đáng lo ngại?
Lực nhai kích thích các tế bào sinh xương hoạt động, giúp duy trì thể tích, mật độ xương răng trong hàm bền vững. Nếu mất răng, đồng nghĩa không có sự kích thích nào để duy trì tính ổn định trong xương hàm. Theo thời gian, xương hàm tiêu biến ngày càng nhiều cả về chiều ngang lẫn chiều dọc.
Ở người mất răng toàn hàm, mất răng lâu năm sẽ bị tiêu xương số lượng lớn, khuôn mặt thay đổi nhiều nhăn nheo và hóp má… tốn kém khi trồng răng phải tiến hành ghép xương.

Tình trạng mất răng lâu năm ảnh hưởng lâu dài cả về thẩm mỹ, khả năng ăn uống lẫn sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
-
Khả năng ăn uống kém
Lực ăn nhai tạo nên dưới sự hoạt động của răng hàm trên và răng hàm dưới đối diện. Mất một răng, đồng nghĩa mất đi gấp đôi hệ số nhai. Nếu mất liên tục 2 răng cối lớn, hệ số ăn nhai mất đi 40%. Lúc này, việc ăn uống khó khăn hơn, việc lựa chọn thức ăn có phần hạn chế (như chỉ ăn được đồ mềm, nhão). Chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng kéo theo sức khỏe giảm sút nhiều.
-
Khả năng phát âm kém
Răng môi lưỡi là bộ phận cấu thành âm thanh, phát âm giao tiếp. Mất răng ít nhiều làm khả năng phát âm kém đi, thể hiện rõ ở trường hợp mất nhiều răng, mất răng toàn hàm.
-
Giảm thẩm mỹ khuôn mặt
Mất răng lâu năm, xương hàm vùng răng bị mất có hiện tượng trũng xuống so với khu vực bên cạnh, biểu hiện ra ngoài là hiện tượng má hóp. Với người mất răng hàm trên lâu năm, vùng xoang tụt xuống dưới làm cho da nhăn chảy xệ lão hóa sớm.

-
Khó khăn trong điều trị phục hình
Bên cạnh chức năng nâng đỡ thân răng thực hiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, chân răng còn đóng vai trò giữ chỗ, giúp các răng ổn định trên hàm. Do đó, nên mất răng, tiêu xương, chân răng không còn sẽ cản trở đến tất cả các điều trị phục hình, chỉnh nha về sau. Cụ thể như:
– Niềng răng: Vị trí mất răng không có chân răng giữ chỗ, răng sau khi niềng có xu hướng dịch chuyển hoặc chạy lại vị trí cũ.
– Trồng răng implant: Mất răng quá lâu, mật độ xương hàm không đủ để trụ implant neo bám ổn định trên cung hàm. Trụ implant có nguy cơ bị đào thải sớm.
Xem thêm:
Mất răng bao lâu bị tiêu xương hàm?
Mất răng lâu năm có trồng lại được không?
Trồng răng implant là phương pháp phục hình mất răng hiệu quả hiện nay. Có thể áp dụng cho mọi trường hợp như mất 1 răng, mất nhiều răng hay người vừa mới mất răng hoặc mất răng lâu năm.
Với trường hợp mất răng lâu năm trồng implant cần đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn xương tại vị trí cấy ghép. Nếu không đạt tiêu chuẩn xương, buộc phải ghép xương trước khi trồng răng implant.
Ghép xương răng là gì?
Ghép xương răng là phương pháp phẫu thuật nhằm bổ sung thêm một phần xương vào vị trí mất răng. Đó có thể là xương nhân tạo hoặc xương tự thân của người bệnh.

Việc cấy ghép xương có vai trò rất lớn đối với trồng răng implant. Đáng kể đến như:
- Thúc đẩy khả năng tích hợp giữa implant và xương hàm. Giúp trụ implant bám trụ vững trên xương hàm.
- Gia tăng mật độ xương hàm: Thúc đẩy tái tạo xương mới với trường hợp xương hàm mỏng hoặc tiêu biến nhiều.
- Nâng cao tỷ lệ thành công cho ca cấy ghép implant


– Ghép xương với răng hàm dưới: Tiến hành mở vạt lợi tại vùng răng bị mất cần ghép xương. Sau đó bổ sung phần xương còn thiếu hụt vào trong.
– Ghép xương kết hợp nâng xoang hàm trên: Với răng hàm trên, tiến hành đẩy nâng vùng xoang bị tụt xuống lên trở lại vị trí bên trên. Sau đó phẫu thuật mở vạt nướu, ghép xương và đóng vạt nướu lại.
Ghép xương răng bao lâu thì lành? Ghép xương bao lâu cắm implant được?
Trung bình mỗi tháng xương răng sản sinh từ 1 – 2mm. Do đó, sau khi ghép xương ít nhất từ 3 tháng, xương răng thật và xương được ghép vào hoàn toàn kết hợp với nhau. Tùy vào tình trạng tiêu xương răng nhiều hay ít mà thời gian lành thương nhanh hay chậm.

Hiện nay, có thể kết hợp ghép xương và cấy implant cùng lúc, tiết kiệm thời gian nghỉ dưỡng và rút ngắn thời gian phục hình. Tận dụng tối đa thể tích xương hàm còn lại, cắm trụ implant vào xương hàm. Sau đó, tiến hành ghép xương bù đắp vào phần xương răng còn thiếu hụt. Đây là kỹ thuật khó, để áp dụng bệnh nhân cần đảm bảo một số điều kiện tiêu chuẩn nhất định. Đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nghiên cứu kỹ và thực hiện.
Chi phí ghép xương răng là bao nhiêu?
Cấy ghép màng xương là một dịch vụ đơn lẻ tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn. Tùy vào vật liệu xương ghép mà chi phí sẽ khác nhau. Nhằm giúp khách hàng tiết kiệm tối đa, Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn hỗ trợ chi phí ghép xương khi trồng răng implant cho khách hàng. Cụ thể, mức phí ghép xương chỉ từ 3.000.000 đồng. Bên cạnh đó, Nha khoa có thực hiện nâng xoang hở, nâng xoang kín với mức chi phí từ 6.000.000 đồng.
Quý khách hàng có thể tham khảo bảng giá ghép xương mới nhất dưới đây.
BẢNG GIÁ GHÉP XƯƠNG NÂNG XOANG
Trụ implant đóng vai trò như chân răng thật bị mất đi, đảm nhận lực nhai khi ăn uống. Lúc này, lực ăn nhai được duy trì, kích thích tái tạo lại vòng tuần hoàn tiêu xương và tạo xương của xương hàm. Cải thiện được tình trạng lão hóa sớm, ăn uống ngon miệng hơn, chất lượng cuộc sống nâng cao rõ rệt.
Mất răng lâu năm khiến bạn lão hóa sớm nhăn nheo và hóp má… tốn kém khi trồng răng phải tiến hành ghép xương. Nếu muốn chấm dứt hoàn toàn những vấn đề trên, bạn nên trồng răng sớm. Liên hệ với chúng tôi sớm theo số Hotline: 0986.43.82.86 để được tư vấn kỹ càng hơn.