Nỗi ám ảnh mang tên “HÔI MIỆNG” không trị được dứt điểm. Hôi miệng nguyên nhân là do đâu? Làm sao để chữa hôi miệng triệt để?

Điểm mặt các nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến
- Chăm sóc răng miệng kém tích tụ bợn lưỡi, mảng bám quanh răng
- Sâu răng, viêm nướu tăng sinh vi khuẩn trong khoang miệng
- Răng mọc lệch lạc khó vệ sinh trở thành nơi tích tụ nhiều mảng bám
- Bọc sứ, trồng răng sai kĩ thuật gây viêm nhiễm
- Trào ngược dịch vị, mắc các bệnh lý: đau dạ dày, viêm xoang, viêm gan…
- Uống ít nước, tuyến nước bọt giảm
- Ăn uống thực phẩm có mùi hoặc sử dụng thuốc lá thường xuyên
- Đeo hàm giả thường xuyên nhưng không chú ý vệ sinh sạch

Còn rất nhiều nguyên nhân phát sinh mùi hôi, bệnh nhân không nên chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cá nhân. Dù bất kỳ nguyên nhân nào gây ra hội chứng hôi miệng cũng gây khó chịu, trở ngại trong giao tiếp. Kéo theo những hệ lụy về sau như: đau răng, thân răng suy yếu, lung lay, cuối cùng mất răng hàng loạt.
Cách chữa và phòng ngừa hôi miệng đơn giản tại nhà:
Những bài thuốc dân gian chữa hôi miệng tại nhà:
Nước súc miệng từ dược phẩm tự nhiên:
Hỗn hợp muối và ngò gai:
- Một nắm lá ngò gai
- 450ml nước
Đun sôi trong 10-15 phút, để nguội cho một chút muối có ngay hỗn hợp nước súc miệng từ dược phẩm tự nhiên. Súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi vừa thức dậy giúp làm giảm vấn đề hôi miệng và nhiệt miệng.

Hỗn hợp muối và chanh:
- 1 thìa nước cốt chanh
- Chút muối
- ½ cuốc nước
Pha hỗn hợp dùng để súc miệng, chải răng hoặc chải lưỡi giúp làm giảm vi khuẩn và mảng bám gây mùi ở miệng.

Nước rau húng chanh:
Lá húng chanh phơi khô, đun sôi với nước thành dung dịch cô đặc. Ngậm dung dịch này 2 lần/ngày giúp răng miệng thơm tho, mùi dễ chịu.

Nước chanh & mật ong:
Pha loãng ½ thìa nước cốt chanh và 1 giọt mật ong dùng làm hỗn hợp nước súc miệng hằng ngày.

Thực phẩm tự nhiên làm giảm hôi miệng hiệu quả:
- Lát gừng: Vài lát gừng tươi có thể ăn hoặc pha trà uống.
- Sữa chua: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, ức chế sự sản sinh hydrogen sulfide làm giảm hôi miệng rất tốt.

Ba thói quen vệ sinh răng cần duy trì để không hôi miệng:
- Dùng bản chải mềm vệ sinh răng 2 lần trong ngày và ít nhất 2 phút. Lưu ý: Chỉ nên đánh răng sau khi ăn 20 phút.
- Chải răng đúng cách: Vệ sinh sạch các bề mặt răng; Không tác động mạnh khi chải răng; Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn bị vắt lại ở kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng sau khi để giữ hơi thở thơm mát và ngăn ngừa viêm nướu.
Ăn uống lành mạnh tăng cường sức khỏe:
- Hạn chế việc ăn sống những loại rau củ quả có mùi như hành, hẹ, tỏi,…
- Cả axit và đường đều tác nhân sản sinh mùi hôi ở miệng vì vậy nên tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều axit, hàm lượng đường cao.
- Uống nước hoặc dùng các sản phẩm che mùi sau khi ăn.
- Tập thể dục thường xuyên tăng cưởng sức đề kháng hạn chế các bệnh viêm xoang, cảm cúm.

Nếu tất cả các biện pháp đều không mang lại hiệu quả điều trị hôi miệng triệt để bệnh nhân cần đến các trung tâm nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Chữa hôi miệng tận gốc tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn:
- Cạo vôi răng chăm sóc răng định kỳ: Loại bỏ mảng bám, đánh bóng và vệ sinh răng sạch sẽ ngăn ngừa vi khuẩn làm hại men răng và sản sinh mùi hôi.
- Điều trị các bệnh lý như trám răng sâu, viêm nướu, nhiệt miệng,… giải quyết tận gốc tác nhân gây hôi miệng.
- Bọc sứ tạo lớp bảo vệ răng hoàn hảo cho răng sâu nặng, răng nhiễm màu, mẻ vỡ,… với lớp sứ có độ kháng khuẩn và kháng màu cao.
- Niềng răng điều chỉnh độ lệch lạc trên cung răng, răng đều đẹp và dễ dàng vệ sinh sạch sẽ.
- Nhổ răng viêm nhiễm nặng không thể điều trị, răng khôn gây hại.
Điều trị hôi miệng tận gốc khi xác định chính xác nguyên nhân. Chăm sóc răng miệng hằng ngày, thăm khám nha khoa định kỳ là giải pháp tăng cường sức khỏe răng miệng và cải thiện hiệu quả tình trạng hôi miệng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
CÁCH LÀM SẠCH MẢNG BÁM TRÊN RĂNG TẬN GỐC
NGHIẾN RĂNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ NGHIẾN RĂNG
# Hôi miệng là do đâu? # Cách chữa hôi miệng