Khô miệng là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi người, nhất là người cao tuổi. Vấn đề khô miệng không chỉ gây nên cảm giác khó chịu, còn là lời cảnh báo cho những căn bệnh đang tiềm ẩn ở người già. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ càng mọi vấn đề liên quan đến chứng khô miệng ở người già và cách điều trị.

Tình trạng khô miệng là gì?
Khô miệng là hiện tượng nước bọt trong miệng sụt giảm một cách đột ngột và nhanh chóng. Do đó, gây nên cảm giác rất khó chịu cho bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp của vấn đề này chính là: cổ họng và niêm mạc miệng bị khô, hơi thở có mùi khó chịu và nước bọt thì đặc dính. Ngoài ra, bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước và kèm theo đó là vị giác thay đổi rõ rệt.

Việc khô miệng gây ra nhiều bất lợi cho răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Khi bị khô miệng lâu ngày, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị lở loét miệng. Đồng thời, còn rất dễ bị sâu răng, nhiễm nấm trong khoang miệng hoặc nứt môi, loét góc miệng. Bên cạnh đó, việc khô miệng còn gây khó khăn trong việc ăn uống nên bệnh nhân còn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao.
Khô miệng ở người già là dấu hiệu nhận biết của những căn bệnh nguy hiểm
Bệnh lý liên quan đến gan
Nếu miệng và lưỡi có hiện tượng bị khô trong thời gian dài. Đặc biệt là khi ngủ thì có nhiều khả năng bệnh nhân đã mắc các bệnh liên quan đến gan. Một triệu chứng khác rõ hơn của bệnh về gan là tình trạng đau miệng. Nhất là vào buổi tối sau khi ăn hoặc khi đang ngủ. Đôi khi, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng bất chợt thức giấc vào ban đêm. Nếu xuất hiện thêm triệu chứng vàng da, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra càng nhanh càng tốt. Nhờ đó có thể kịp thời xác định tình trạng bệnh để điều trị kịp thời.
Xác định căn bệnh tiểu đường do hiện tượng khô miệng ở người già
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Khoang miệng dễ bị sưng tấy, đau đớn khiến bệnh nhân bắt đầu bị khô miệng. Đặc biệt là trong những giấc ngủ vào ban đêm. Lúc này, cho dù bệnh nhân có uống nước thì cũng khó mà khắc phục tình trạng khô miệng.
Trái lại, nếu uống quá nhiều nước, bệnh nhân sẽ phải đi tiểu đêm nhiều hơn, dẫn đến mất ngủ thường xuyên. Vậy nên, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết sao cho ổn định trước. Từ đó, người bệnh mới có thể khắc phục hiện tượng khô miệng của bản thân.

Bệnh cường giáp ở người già
Bệnh cường giáp là một dạng bệnh có nguyên nhân từ việc tăng hormone tuyến giáp. Nếu không phát hiện sớm để điều trị, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng rất khó lường. Điển hình như: tim mạch, lồi mắt ác tính, thậm chí là cơn bão giáp. Ngoài chứng khô miệng, căn bệnh này còn có các biểu hiện khác rõ rệt hơn. Ví dụ như: sụt cân, run tay, bướu cổ hoặc tiêu chảy. Dù cho bệnh nhân ít vận động thì vẫn bị ra mồ hôi nhiều và luôn bị khô cổ họng.
Nếu bệnh cường giáp không quá nặng, bệnh nhân có thể uống thuốc để điều trị dứt điểm mà không cần phải nằm viện hay phẫu thuật. Có điều, bệnh nhân cần kiên trì trong quá trình điều trị, có thể là vài tháng đến một năm.
Khô miệng ở người già – Dấu hiệu nhận biết căn bệnh viêm nha chu
Nha chu là những tổ chức xung quanh răng có công dụng nâng đỡ răng. Chúng bao gồm: xương ổ răng, hệ thống dây chằng và nướu răng.
Căn bệnh viêm nha chu thường gây ra tình trạng khô lưỡi và khô miệng ở người già. Vào giai đoạn đầu, viêm nha chu thường không có các dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt. Có điều, khi bệnh trở nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu lợi và hơi thở có mùi khó chịu.

Những cách điều trị tình trạng khô miệng cho người cao tuổi
- Nếu bệnh nhân bị khô miệng nặng sẽ cần điều trị bằng những loại thuốc làm tăng tuyến nước bọt.
- Trường hợp khô miệng là do thuốc thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kỹ lưỡng. Từ đó xác định được nguyên nhân chính và thay đổi thuốc hoặc liều dùng sao cho hợp lý. Vừa chữa trị dứt điểm bệnh tình, vừa ngăn ngừa chứng khô miệng tái phát.
- Những người cao tuổi mắc chứng khô miệng cần tăng cường uống nước nhiều hơn trong ngày. Đồng thời, hạn chế dùng đồ uống không tốt như như cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống trộn lẫn nước tăng lực và nước ngọt hoặc rượu. Những thức uống này có thể gây ra hiện tượng nóng trong người rất cao. Và đây cũng chính là một nguyên nhân chủ yếu gây ra khô miệng ở người già.
- Bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể sử dụng thử một số chất có tác dụng thay thế nước bọt hoặc tự tạo ra nước bọt nhân tạo. Những chất này có công dụng làm tăng độ ẩm cho khoang miệng. Ví dụ như: như kẹo cao su, nước súc miệng… Nếu có thể, người bệnh nên dùng thêm thuốc xịt miệng để góp phần cải thiện quá trình tạo bọt trong khoang miệng.
- Tuyệt đối không dùng các đồ ăn thức uống có nhiều đường, dầu mỡ và muối. Đồng thời, tập hạn chế thói quen hút thuốc lá và thở bằng miệng nhiều khi nghẹt mũi.
- Người cao tuổi nên duy trì phòng ngủ luôn ở nhiệt độ thích hợp. Nên điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho ở mức độ ẩm vừa phải, tránh quá khô ran.
- Người cao tuổi cần đến nha khoa thăm khám răng miệng định kỳ. Việc lấy cao răng theo lịch hẹn của bác sĩ giúp răng không còn mảng bám, miệng không bị hôi. Răng khỏe mạnh và tránh được các bệnh về nha chu.

Những điều cần làm nhằm hạn chế hiện tượng khô miệng ở người già
Bệnh nhân nên thường xuyên ăn nhiều thực phẩm từ rau xanh và uống nhiều nước hơn. Để từ đó, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa giảm thiểu chứng khô miệng ở người già.
Nếu như vẫn còn thói quen hút thuốc lá hằng ngày thì nên cố gắng tìm cách bỏ thuốc. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế việc uống các đồ uống có cồn như bia rượu và thức uống chứa nhiều caffeine như cà phê.

Trường hợp người cao tuổi là một người thích ăn đồ ngọt thì cũng nên hạn chế dần. Nếu ăn quá nhiều đồ ngọt thì sẽ không chỉ gây khô miệng mà còn mắc các bệnh lý khác. Điển hình như: tiểu đường, sâu răng,… dẫn đến các tác hại xấu cho sức khỏe.
Đối với những trường hợp người cao tuổi có sử dụng hàm giả tháo lắp nên thường xuyên vệ sinh hàm và tháo hàm ra khi ngủ. Nếu cảm thấy không thoải mái và khô miệng khi sử dụng hàm tháo lắp có thể đến thay thế bằng phương pháp trồng răng Implant All on.
Nếu nguyên nhân gây khô miệng ở người già đến từ các loại thuốc đang sử dụng thì nên ngừng ngay. Tiếp theo, bệnh nhân nên đến Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn gặp các bác sĩ để thăm khám và xác định nguyên nhân khô miệng thật kỹ càng. Để từ đó, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Vừa cải thiện tình trạng khô miệng, vừa điều trị hiệu quả căn bệnh đang gặp phải của bệnh nhân.



