Làm gì khi bị gãy răng cửa do tai nạn

Gãy răng cửa do tại nạn không nên chủ quan. Bệnh nhân cần điều trị, phục hình răng sớm mới có thể ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm đau nhức hay hoại tử tủy ảnh hưởng đến ăn nhai. Đồng thời giảm thiểu tình trạng mất răng phải xử trí bằng biện pháp trồng răng giả gây tốn kém chi phí.

Làm gì khi bị gãy răng cửa do tai nạn

Phân loại tình trạng bị gãy răng do tai nạn

  • Bị tai nạn tình trạng răng không gãy khỏi vị trí: Tình trạng răng không tổn thương bên ngoài như mẻ hoặc gãy chỉ lung lay nhẹ.
  • Răng bị chấn thương không gãy chỉ thay đổi vị trí: Bệnh nhân có thể thấy rõ sự thay đổi vị trí của răng bị lệch hướng vào trong, chân răng lộ dài ra hoặc lún sâu vào xương ổ răng.
  • Răng bị gãy, mẻ không lộ tủy: Chỉ mất một phần nhỏ cấu trúc răng.
  • Bị gãy răng lộ tủy: Răng bị gãy 1/3, gãy đôi lộ tủy, hoặc răng gãy sâu dưới phần cổ răng khiến thân răng lung lay nhiều.
  • Răng bị chấn thương nặng bung, bật răng ra khỏi huyệt ổ răng.

Làm gì khi bị gãy răng cửa do tai nạn

Làm gì khi bị gãy răng cửa do tai nạn

Bị tai nạn, chấn thương hay té ngã bị gãy răng là điều không ai muốn. Dù tình trạng răng sau tai nạn ở mức độ nào cũng không nên chủ quan, bệnh nhân nên chủ động đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ có thể khám và chụp X-quang, đánh giá chính xác mức độ tổn thương của răng sau tai nạn dù tình trạng không gặp dấu hiệu đau nhức nhưng kiểm tra vẫn sẽ tốt hơn.

Tình trạng răng nhẹ có thể điều trị phục hồi bác sĩ sẽ vệ sinh, mài chỉnh trám thẩm mỹ, bọc sứ hoặc dán sứ. Kéo nắn chỉnh răng, cố định răng về đúng vị trí nếu bị sai lệch. Những trường hợp đặc biệt, bị tai nạn răng bung bật ra khỏi huyệt ổ răng bệnh nhân nên tìm lại răng và bảo quản trong nước muối sinh lý hoặc dung dịch sữa. Nếu được sơ cứu kịp thời, bác sĩ có thể cố định lại răng giảm thiểu chi phí trồng răng giả.

Làm gì khi bị gãy răng cửa do tai nạn

Bị gãy răng do tai nạn không điều trị được không?

Khi răng bị gãy do tai nạn nói chung và gãy răng cửa nói riêng không được điều trị có thể gặp những triệu chứng dưới đây:

Răng ê buốt sau tai nạn

Tình trạng răng vẫn giữ được sau tai nạn nhưng khi ăn nhai hoặc uống nước răng bị ê buốt. Khi bị gãy răng cửa, triệu chứng kéo dài không có dấu hiệu chấm dứt cảnh báo răng đang có dấu hiệu viêm nhiễm và chuyển biến nặng hơn. Bệnh nhân cần đến cơ sở nha khoa để khám xác định tình trạng cụ thể.

Răng bị lung lay và đau

Răng bị chấn thương rất dễ làm tổn thương dây chằng và ổ xương dẫn đến tình trạng lung lay và đau, thậm chí vùng mặt bị sưng to. Khi răng lung lay nhẹ, chúng có thể tự phục hồi sau khoảng thời gian nhất định. Trường hợp gãy răng cửa, răng lung lay kèm theo những cơn đau âm ỉ cần đến bác sĩ trám cố định hoặc dùng dây thép cố định răng lung lay với răng bên cạnh tránh ảnh hưởng hoạt động ăn nhai hàng ngày của bệnh nhân.

Trường hợp cuối cùng răng bị tai tạn không được điều trị bị viêm nhiễm, ổ răng bị tổn thương nghiêm trọng không được điều trị kịp thời bác sĩ phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến các răng khác. Sau khi nhổ răng bệnh nhân sẽ được tư vấn các phương pháp trồng răng giả phù hợp để lấp đầy khoảng trống mất răng.

Gây mất thẩm mỹ

Gãy răng do bị tai nạn đối với răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Bệnh nhân cười hay nói chuyện sẽ mất tự nhiên. Đôi khi ảnh hưởng thay đổi giọng nói làm cho công việc của bệnh nhân không thuận lợi, nhất là với những bệnh nhân đang làm trong ngành giải trí.

Ảnh hưởng đến ăn nhai

Khi bị tai nạn tổn thương đến răng sẽ làm răng bị gãy mất đi chức năng ăn nhai bình thường. Mẻ, gãy răng cửa còn gây đau đớn làm bệnh nhân không thể ăn uống được gây chán ăn, sụt cân.

Ảnh hưởng đến nướu và xương hàm

Răng bị gãy do tai nạn không được điều trị sớm rất dễ bị viêm ảnh hưởng mô nướu xung quanh, ăn nhai khó khăn. Người bệnh dần chỉ có thể nhai một bên hàm, lâu ngày đau khớp thái dương, hàm bị lệch.

Gây sung huyết, hoại tử tủy

Tai nạn tác động ngoại lực lớn đến răng có thể dẫn đến tình trạng sung huyết tủy, chảy máu chân răng. Tình trạng gãy răng cửa lâu ngày còn có thể dẫn đến tình trạng tiêu chân răng, hoại tử tủy và gây ra nhiều bệnh về răng khác.

Một số trường hợp tủy răng có thể tự lành sau khi bị va đập mạnh nên nhiều người hay chủ quan khi không điều trị ngay mà muốn để tủy tự lành. Chính vì vậy, nên rất dễ dẫn đến tình trạng hoại tử tủy.

Icon mũi tênRăng bị gãy có nên bọc sứ không?

Icon mũi tênCác giải pháp trồng răng cửa bị gãy bạn nên biết

Làm gì khi bị gãy răng cửa do tai nạn

Phục hình răng bị gãy do tai nạn tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn tự hào là nha khoa uy tín trong điều trị và chăm sóc răng miệng tại TP.HCM. Với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt trong phục hình răng bị gãy do tai nạn. Với những trường hợp răng bị gãy không ảnh hưởng đến tủy thì bệnh nhân có thể đến nha khoa và trám lại. Răng bị gãy được phục hình nhanh về hình dạng ban đầu, bảo vệ răng tránh khỏi những tác động bên ngoài.

Với những trường hợp chấn thương nặng, cấu trúc răng bị gãy hơn 1/3 răng thì phục hình răng sứ đảm bảo ăn nhai là phương pháp hiệu quả nhất. Răng bị gãy do tai nạn sẽ được mài điều chỉnh và được mão răng sứ tương thích với hình thái và màu sắc khung răng. Răng sứ được bảo hành chính hãng lên đến 20 năm, giúp bệnh nhân an tâm sử dụng lâu dài.

Nếu trường hợp gãy răng cửa hay gãy răng không thể giữ được, bệnh nhân có thể bắt cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant thay thế vị trí mất răng hình dáng và màu sắc sẽ thẩm mỹ hơn nên bệnh nhân sẽ không còn mất tự tin nữa.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâm sàng trên 15 năm sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng răng bị tổn thương. Từ đó có thể có những hướng điều trị, phục hình răng thích hợp. Bệnh nhân nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ có thể khám và tư vấn chính xác hơn về trường hợp của mình, nha khoa khám và tư vấn là miễn phí.