Thứ tự mọc răng và cách đếm số răng

Bạn có biết con người chúng ta có 2 bộ răng và 3 giai đoạn mọc răng rất đặc biệt. Mỗi giai đoạn có cách chăm sóc răng miệng khác nhau, các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ thứ tự mọc răng, cũng như quá trình phát triển của răng để có cách chăm sóc răng miệng cho con trẻ từ sớm.

Thứ tự mọc răng và cách đếm số răng
Thứ tự mọc răng và cách đếm số răng

Sự hình thành và 3 giai đoạn phát triển răng

Trên cơ thể con người, hệ răng là cơ quan đặc biệt có thời gian hình thành dài nhất. Mầm răng được hình thành ngay khi chúng ta còn là phôi thai, ở tuần thứ 6-8 trong bào thai là giai đoạn xuất hiện của mầm răng sữa. Đến tháng khoảng thứ 3-5 dần mầm răng vĩnh viễn cũng hình thành. Nhưng đến năm 17 – 25 tuổi, hệ răng mới hoàn toàn đạt được hình thể sau cùng. Trong quá trình đó, thứ tự mọc răng sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn mầm: Hình thành từ những tế bào biểu mô, ít thay đổi về hình thể và chức năng.
  • Giai đoạn mũ: Mầm trong giai đoạn này bắt đầu tăng sinh, hình thành túi răng và tổ chức quanh răng. Số lượng những mạch máu trong nhú răng gia tăng.
  • Giai đoạn hình chuông: Mầm răng phát triển liên tục, mô tự biến đổi hình thể tọa nên những hình thái riêng biệt. Đến một giai đoạn thích hợp răng bắt đầu nhú và hoàn tất quá trình hình thành thân răng.
Quá trình hình thành mầm răng
Quá trình hình thành mầm răng

Phương thức hình thành răng sữa và răng vĩnh viễn tương tự nhau, chỉ khác nhau về mặt thời gian. Ngoại trừ răng khôn, mầm răng thường muộn hơn từ 5 tuổi. Đôi lúc, chính sự sai lạc trong quá trình phát triển sẽ dẫn đến thiếu hay hình thành răng thừa.

Đăng ký tư vấn khám răng cho bé

Thứ tự mọc răng – Những điều cần biết

Thời gian mọc răng

Mầm răng sau khi tăng sinh trong ổ răng, đến độ tuổi thích hợp răng cách biệt hoàn toàn mô trồi lên khỏi niêm mạc, răng bắt đầu mọc và hình thành chân răng hoàn thiện.

RĂNG ĐỘ MỌC RĂNG SỮA
4 Răng cửa giữa 6 – 12 tháng tuổi
4 Răng cửa bên 9 – 16 tháng tuổi
4 Răng nanh sữa 16 – 23 tháng tuổi
4 Răng hàm (răng cối) sữa thứ nhất 13 – 19 tháng tuổi
4 Răng hàm sữa thứ hai 23 – 33 tháng tuổi
Chăm sóc răng miệng cho bé
Chăm sóc răng miệng cho bé

Thứ tự mọc răng đến sớm hoặc chậm tùy thuộc thể chất của từng trẻ, phụ huynh không cần quá lo lắng. Khi thấy trẻ bắt đầu mọc răng phụ huynh cần chú ý sức khỏe, những thay đổi của trẻ và bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ uống ít nước sau khi bú.
  • Dùng khăn sạch, mềm, thấm nước xoa nhẹ nướu, và vệ sinh các răng mới mọc cho trẻ.
  • Khắc phục những thói quen: uống sữa, uống nước trái cây trong khi ngủ; mút tay, mút núm…
  • Tập cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt, đồ ngọt, nước uống có gaz…

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên áp dụng một số chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn. Bắt đầu 7 tuổi nên cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ, để được nha khoa uy tín tư vấn và thăm khám các bệnh lý răng miệng, hỗ trợ trẻ thay và mọc răng đều đẹp.

Quá trình thay răng sữa

RĂNG ĐỘ THAY RĂNG SỮA (năm)
4 Răng cửa giữa 6 – 7 tuổi
4 Răng cửa bên 7 – 8 tuổi
4 Răng hàm (răng cối) sữa thứ nhất 9 – 12 tuổi
4 Răng nanh sữa 9 – 12 tuổi
4 Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc để thay thế dần răng sữa khi trẻ được 6 – 7 tuổi.
  • Khi trẻ 12 – 13 tuổi, tất cả răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn
  • Lúc 17 – 25 tuổi có đủ bộ răng vĩnh viễn gồm 32 răng.
Sơ đồ răng theo số
Sơ đồ răng theo số

Cấu trúc răng hoàn thiện

ĐẶC ĐIỂM RĂNG SỮA RĂNG VĨNH VIỄN
THÂN RĂNG Phần nằm trên nướu, mà mắt có thể nhìn thấy, được phủ bởi lớp men răng. Các nhóm răng có những hình thể khác nhau và đảm quyết định đến chức năng của răng.

 

Lớp men ngà mỏng

Thân răng thấp

Màu trắng đục

Lớp men răng dày

Hoàn thiện, to khỏe hơn răng sữa

Màu trắng ngà

CHÂN RĂNG Nằm sâu dưới xương hàm và nướu, giữ chặt bởi dây chằng nha chu. Thường dài hơn thân răng. Mãnh dài theo tỷ lệ kích thước thân răng

Chân răng cối sữa tách nhau ra ở gần cổ răng và càng xa nhau khi đi về phía chóp chân răng, tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

 

CỔ RĂNG Phần nối liền thân răng với chân răng. Điểm giao nhau giữa nướu và răng. Cổ răng thắt lại và thu hẹp hơn răng vĩnh viễn

Ngoài ra, răng được bao phủ bởi nhiều lớp: men răng, ngà răng, tủy răng có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì sự sống và nhận cảm giác của răng.

Cấu tạo mô học của răng
Cấu tạo mô học của răng

Đăng ký tư vấn khám răng cho bé

Cách đếm số răng và tên gọi của chúng

Mỗi chúng ta khi dinh ra đều có 2 bộ răng gồm bộ răng sữa và răng vĩnh viễn, đảm nhiệm chức năng ăn nhai, nghiền thức ăn, hỗ trợ nâng đỡ cơ mặt, tạo nên tính thẩm mỹ và đặc điểm khác nhau cho từng người.

Một bộ răng sữa gồm 20 chiếc, gồm 2 hàm, mỗi hàm răng sữa được chia thành 4 cung 5, 6, 7, 8. Ở mỗi cung, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một răng nanh và hai răng hàm (răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai), được đánh số từ 1 đến 5. Tên của mỗi chiếc răng = tên thứ tự cung hàm + tên thứ tự răng. Ví dụ: răng hàm lớn hàm trên bên trái sẽ có tên là răng 65.

Sơ Đồ Răng Sữa
Sơ Đồ Răng Sữa

Đến 6 tuổi chúng ta bắt đầu thay răng, bộ răng vĩnh viễn thường có 28 răng. Nếu mọc đủ răng khôn, chúng ta sẽ có 32 răng. Mỗi hàm được chia làm 4 cung răng 1, 2, 3, 4, và được đánh số từ 1 đến 8 theo sơ đồ dưới đây. Theo nguyên tắc tương tự như đọc tên răng sữa, chúng ta sẽ dễ dàng đọc tên được từng chiếc răng vĩnh viễn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ: răng nanh hàm dưới bên phải sẽ có tên là răng 43.

Sơ Đồ Răng Vĩnh Viễn
Sơ Đồ Răng Vĩnh Viễn

Trong đó, hình thái và chức năng của mỗi nhóm răng sẽ khác nhau:

  • Nhóm răng cửa: Gồm răng số 1 và số 2 dùng để cắn thức ăn, có mặt lưỡi hình tứ diện, mặt lưỡi đôi khi có gờ dọc ở 2 bên bờ giống dạng chiếc xẻng, mỗi hàm có 2 chiếc răng cửa chia làm răng ngoài và răng trong.
  • Nhóm răng nanh: Răng số 3, gồm có 4 răng dài chỉ có một núm, mũ răng dày sắc nhọn, thân răng dài, dùng để xé thức ăn.
  • Nhóm răng hàm/răng cối: Răng số 4-5-6-7, còn gọi là răng 2 núm hoặc 3 núm, dùng để nghiền thức ăn. Chân răng cối nằm sát trên xoang hàm nên khi nhiễm trùng răng dễ gây nên tình trạng viêm xoang hàm. Răng cối hàm trên có 3 chân răng trong khi răng cối hàm dưới chỉ có 2 chân răng. Đến 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai.
Sơ Đồ Các Nhóm Răng
Sơ Đồ Các Nhóm Răng

Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (răng số 6, 7) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay. Khoảng 17-25 tuổi, răng khôn (răng số 8) sẽ mọc để hoàn chỉnh sự mọc răng, răng mọc lệch sẽ gây đau thậm chí làm hỏng răng bên cạnh.

Tùy vào cơ địa từng người mà thời gian mọc răng khôn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, mọc không đầy đủ, một số trường hợp không bao giờ phát triển răng khôn lên đến 25%.

Mỗi nhóm răng đều đối xứng hai bên và trên dưới, tạo nên khung răng hoàn chỉnh.

Đăng ký tư vấn khám răng cho bé

Những lưu ý khi trẻ mọc răng

  • Trẻ hay sốt nhẹ, khó chịu quấy khóc. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ). Dùng khăn mềm, thấm nước chả sạch nướu và các răng cho trẻ.
    Chảy nước miếng
  • Vị trí mọc răng, nướu có hiện tượng sưng đỏ do phần răng trồi lên. Trẻ ngứa nướu, ngứa răng thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi), hay chảy nhiều nước bọt. Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
  • Cơ thể bé khó chịu, biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
  • Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều nên đưa bé đến bác sĩ khám.
Chăm sóc khi bé mọc răng
Chăm sóc khi bé mọc răng

Răng sữa không lung lay có nên nhổ?

Bác sĩ nha khoa trồng răng sài gòn Nguyễn Hải ĐăngTham vấn từ Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng “Với trường hợp răng trẻ thay răng sữa chậm hơn bình thường phụ huynh không nên hoang mang và tự ý nhổ răng trẻ tại nhà. Cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để xác định rõ tình trạng chân răng sữa và mầm răng vĩnh viễn đang ở giai đoạn nào để biết chính xác có nên nhổ hay không.

Răng sữa không lung lay được chỉ định nhổ khi răng vĩnh viễn mọc lên và răng sữa chưa rụng có thể dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc. Nhổ răng tại nha khoa theo chỉ định của bác sĩ giúp quy trình thay răng sữa diễn ra bình thường, không ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn. Đồng thời, bác sĩ dễ dàng nắn chỉnh lại răng đang mọc lệch, giúp trẻ có khuôn răng đẹp.”

Giá nhổ răng trẻ em

Một số vấn đề khi mọc răng và thay răng

  • Mọc răng kèm theo nóng sốt
  • Răng mọc chậm
  • Mọc thừa răng
  • Răng mọc chen chúc, lệch lạc

Phụ huynh nên theo dõi quá trình thứ tự mọc răng của trẻ, chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay khi mới mọc răng. Giáo dục cho trẻ cách chăm sóc răng miệng và sớm đưa trẻ làm quen với môi trường nha khoa, tránh những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,…sớm xảy ra ở răng của trẻ.

Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không?

Đặc điểm của răng vĩnh viễn là KHÔNG MỌC LẠI,  nên phụ huynh cần chú ý không nên tùy tiện nhổ răng cho trẻ. Nhất là răng số 6 và răng số 7 chỉ mọc một lần duy nhất trong đời.

  • Đối với những trường hợp mất răng vĩnh viễn ở trẻ từ 12 – 17 tuổi, cần thiết sẽ được đeo các khí cụ chỉnh nha tránh tình trạng răng mọc và phát triển xô lệch nhau. Cho đến khi xương hàm, khung răng phát triển ổn định sẽ thực hiện các phương pháp trồng răng giả thích hợp.
  • Người trưởng thành trên 18 tuổi khi mất răng vĩnh viễn cần trồng răng sớm để tránh tình trạng tiêu xương ổ răng, khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khung răng.

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn – Tiên phong trong các vấn đề trồng răng chuyên sâu. Liên hệ ngay Nha Khoa để được các bác sĩ giải đáp thắc mắc và hỗ trợ.

Phong kham nha khoa rang ham mat sai gon

Đăng ký tư vấn khám răng cho bé

# Thứ tự mọc răng và cách đếm số răng