Niềng răng được xem là phương pháp chỉnh nha an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện việc niềng răng bị chạy lại sau khi niềng. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này là những yếu tố nào? Cách xử lý niềng răng bị chạy lại như thế nào?
Nguyên nhân khiến niềng răng bị chạy lại sau khi niềng
Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng răng chạy sau niềng cảm thấy rất quan ngại. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do:
- Răng ở thời điểm sau khi tháo niềng còn khá yếu, nhạy cảm: Răng và khung hàm đã chịu một lực co kéo trong thời gian dài từ các dụng cụ chỉnh nha. Khi tháo mắc cài và dây cung, răng tuy đã đều và đẹp nhưng chưa đạt độ ổn định. Chúng vẫn cần thời gian nhất định để làm quen với sự thay đổi và đồng thời chịu tác động đáng kể của lực nhai nghiền. Từ đó, dẫn đến việc răng rất dễ bị xô lệch và tách thưa tái phát sau niềng răng.
- Bị lệch nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ chỉnh nha: Chuyên môn và tay nghề không vững cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến niềng răng bị chạy lại.
Ví dụ như: lực kéo quá yếu hoặc quá mạnh, thời gian căn chỉnh không hợp lý, tháo niềng nhưng răng vẫn chưa đạt độ ổn định.
- Không đeo niềng duy trì theo hướng dẫn:
Sau khi tháo niềng, tất cả các bệnh nhân cần đeo hàm duy trì trong tối thiểu 6 tháng. Mục đích để cố định lại hàm răng và phòng tránh răng bị chạy lại. Nếu đeo hàm duy trì không đạt yêu cầu thì có thể là do bệnh nhân đã đeo hàm sai cách. Hoặc là khi đeo hàm duy trì, bệnh nhân đã không có chế độ ăn uống lành mạnh. Trong một số trường hợp khác mọc răng khôn cũng là nguyên nhân tự nhiên dẫn đến răng bị lệch nhẹ.
- Và còn nhiều nguyên nhân khác, như:
Phương pháp niềng không phù hợp với tình trạng răng và cung hàm; Tháo niếng sớm; Răng khôn mọc trễ; Không tái khám định kỳ dẫn đến khó phát hiện những thay đổi bất thường sau niềng như việc thay đổi số lượng răng loãng xương cũng làm thay đổi vị trí răng.
Các biện pháp xử lý tình trạng niềng răng bị chạy lại
Khi bệnh nhân tháo niềng cần thăm khám định kỳ, đặc biệt khi mọc răng khôn thì nên đi kiểm tra ngay. Nếu phát hiện có ảnh hưởng đến việc niềng răng thì có thể nhổ bỏ răng khôn kịp thời. Thực tế, răng khôn vốn dĩ đã là vấn đề rất nan giải. Nguyên do là nó thường mọc lên sau cùng trong khung xương hàm. Từ đó, dẫn đến hiện tượng không đủ diện tích phát triển nên sẽ chen chúc và đẩy các răng khác. Kết quả là hàm răng bị xô lệch đáng kể, nhất là đối với bệnh nhân sau khi đã niềng răng.
Bệnh nhân nên làm theo đúng chỉ dẫn khi đeo hàm duy trì của bác sĩ. Hàm duy trì cần được tháo khi ăn và không nên tháo hàm duy trì quá 12 tiếng trong ngày. Tùy thuộc mỗi tình trạng cải thiện mà thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm dần hay tăng lên. Thậm chí có một số bệnh nhân có hàm răng yếu được khuyến cáo phải đeo hàm duy trì cả đời.
Giá hàm duy trì sau niềng răng:
Trường hợp xấu nhất là đeo hàm duy trì nhưng vẫn khiến răng bị lệch và khó cải thiện. Khi đó, các bác sĩ sẽ có thể cân nhắc chỉ định tiến hành gắn lại mắc cài.
Những lưu ý để phòng ngừa và hạn chế răng bị chạy sau khi niềng
Chế độ ăn uống hoặc vệ sinh thường ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng răng miệng. Nhất là đối với các bệnh nhân đã niềng răng. Do đó, sau khi tháo niềng, bệnh nhân cần học cách chăm sóc răng miệng đúng đắn. Nhờ đó vừa chăm sóc răng miệng chắc khỏe vừa đảm bảo việc niềng răng được ổn định. Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn có một vài lời khuyên cho mọi người như sau:
Người bệnh cần lưu ý kỹ về việc thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Trước tiên là kiểm tra xem tình trạng niềng răng đã ổn định chưa? Hoặc là răng có di chuyển về đúng vị trí hay không? Tiếp theo là nếu phát hiện có gì bất thường trong việc niềng răng sẽ có thể xử lý kịp thời. Nhất là khi niềng răng bị chạy lại vị trí cũ hoặc bị xô lệch qua vị trí khác.
Đeo hàm duy trì đúng cách cũng là một điều cực kỳ quan trọng. Người bệnh cần lưu ý vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày. Có thể là dùng bàn chải để chà rửa và vệ sinh nhẹ nhàng. Cần nhớ là tuyệt đối không cho hàm duy trì ngâm nước nóng. Bởi lẽ, sức nóng sẽ làm cho chúng bị biến dạng đáng kể.
Đồng thời, người bệnh có thể vệ sinh răng miệng bằng việc chải răng tối thiểu 2 lần/ngày. Nên sử dụng bàn chải lông mềm hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Ngoài ra, có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám hoặc đồ ăn thừa.
Mặt khác, không tác động lực quá nhiều lên răng như nghiến răng, đẩy lưỡi. Nên nhai đều cả hai bên, giảm sai lệch hàm và dịch chuyển răng.
Hơn nữa, bệnh nhân cũng nên tự thiết kế cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Chỉ nên sử dụng các loại thức ăn mềm, hạn chế các thực phẩm cứng. Bởi vì răng khi niềng sẽ không thể chịu lực nhai quá mạnh. Đồng thời, bệnh nhân có thể bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng khác để tốt cho răng. Ví dụ như: sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc rau củ quả tươi,…
Kết luận
Răng dịch chuyển sau khi niềng răng là điều bình thường, vì vậy ngoài lưu ý các chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần chú ý trong việc ăn uống. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để việc niềng răng đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra cũng nên chú trọng vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhờ đó, hạn chế được mọi biến chứng chứ không riêng việc niềng răng bị chạy lại.
Xem thêm bài viết: NHỮNG BIẾN CHỨNG ĐÁNG QUAN NGẠI CỦA VIỆC NIỀNG RĂNG SAI CÁCH
Xem thêm bài viết: CÁCH CHỮA NHA CHU ĐƠN GIẢN VÀ TIẾT KIỆM NHẤT
NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
♦ Địa chỉ: 470-472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
☎ Điện thoại: (028) 6686 9386
✳ Hotline: 0986.43.82.86 (có Zalo, Viber)
✉ Email: nhakhoatrongrang@gmail.com
➡Website: https://nhakhoatrongrang.com/
➡Facebook: FB.com/trongrang.nhakhoa
#Niềng răng bị chạy
NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
Uy tín - Chất lượng - Tận tâm
Cơ sở 1: 470 - 472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
Cơ sở 2: 169 Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ: 0986.43.82.86