Niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu? giải pháp khắc phục

Niềng răng bị tụt lợi là một trong những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình niềng răng và gây ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ của cả hàm răng. Nên chúng ta cần phải biết niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu? giải pháp khắc phục
Niềng răng bị tụt lợi do đâu

Tụt lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tụt lợi là tình trạng lợi bị thu hẹp sâu làm lộ rõ chân răng. Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu răng rất dễ nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Bị chảy máu chân răng.
  • Mô nướu bị thu hẹp lại
  • Nướu di chuyển vào sâu bên trong của chân răng
  • Nướu răng bị mất dần lộ rõ chân răng
  • Phần thân răng dài hơn so với các răng còn lại
  • Màu nướu chuyển sang đỏ thẩm và bị sưng lên
dấu hiệu nhận biết niềng răng tụt nướu
Dấu hiệu nhận biết niềng răng tụt nướu

Tụt nướu là bệnh lý răng miệng dễ gặp phải và làm răng chúng ta yếu dần đi và có nguy cơ rụng sớm.

Icon mũi tênNiềng răng có làm răng yếu đi hay không?

Icon mũi tênCô gái Khmer răng hô xấu thay đổi sau niềng răng ngoạn mục

Niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng: Trong quá trình niềng bệnh nhân nếu không kiên nhẫn vệ sinh sạch vụn thức ăn trên mắc cài, khung niềng, kẽ răng lâu dần chúng tích tụ thành cao răng. Và tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây viêm và tụt lợi.
  • Chải răng sai cách: Việc sử dụng bàn chải lông cứng hoặc chải răng mạnh tay rất dễ làm chảy máu, tổn thương lợi lâu dần chúng tiêu giảm gây ra tụt lợi.
  • Các bệnh lý răng miệng: Tình trạng răng bị nhiễm bệnh lý như viêm chân răng, viêm nha chu nhưng không được điều trị dứt điểm thì khi niềng răng bị tụt lợi là điều khó tránh khỏi.
  • Kỹ thuật niềng không đạt chuẩn: Tác động lực quá mạnh lên các khí cụ và khung hàm gây áp lực lên răng và lợi là nguyên nhân tụt lợi khi niềng răng cần được chú ý.
Niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu? giải pháp khắc phục
Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Niềng răng tụt lợi có nguy hiểm không?

Tụt lợi khi niềng răng nếu không được khắc phục sớm sẽ kéo theo những vấn đề sau đây:

  • Chân răng bị lộ: Răng rất dễ bị ê buốt, răng dễ bị sâu và viêm tủy.
  • Gây mất thẩm mỹ: Tụt lợi khiến đường cười hay viền nướu không đồng đều gây mất thẩm mỹ.
  • Nguy cơ mất răng vĩnh viễn: Lợi bị tiêu, mô mềm lỏng lẻo khiến răng bị lung lay và nguy cơ mất răng rất cao.
  • Mắc các bệnh răng miệng: Niềng răng tụt lợi khiến chân răng không còn lớp bảo vệ dẫn đến các vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu…
Niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu? giải pháp khắc phục
Niềng răng bị tụt lợi nguyên nhân từ đâu

Trong quá trình niềng răng bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ theo dõi, kiểm tra răng miệng thường xuyên và vệ sinh răng miệng định kỳ tại nha khoa. Việc kiểm tra đều đặn giúp chúng ta phát hiện sớm sự thay đổi bất thường của mô nướu. Phát hiện vấn đề càng sớm thì điều trị càng trở nên đơn giản, dễ dàng với thời gian nhanh chóng hơn.

Giải pháp khắc phục niềng răng bị tụt lợi hiệu quả

Nếu niềng răng bị tụt lợi khiến nhiều người lo lắng không biết cách khắc phục như thế nào. Theo Bác sĩ Nguyễn Hưng Thịnh – Chuyên gia niềng răng trên 8 năm kinh nghiệm đang công tác tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn, tùy vào từng tình trạng cũng như giai đoạn cụ thể của ca niềng răng chúng ta sẽ có những hướng xử lý phù hợp nhất như sau:

  • Tiến hành cạo vôi răng, ngăn chặn tình trạng tụt nướu chuyển biến nặng khi phần nướu mới xuất hiện viêm nhiễm nhẹ. Điều chỉnh chế độ chăm sóc răng, điều chỉnh lại mắc cài và thay đổi lực điều chỉnh răng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của răng.
  • Bệnh nhân cần quan tâm hơn đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân nên sử dụng bàn chải lông mềm hoặc máy tăm nước làm sạch thức ăn thừa bám trên mắc cài và kẽ răng. Nên sử dụng nước súc miệng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn bám trong kẽ răng, ngăn cao răng hình thành nhiều cũng là cách hạn chế tình trạng niềng răng bị tụt lợi.
  • Sau khi tháo niềng bệnh nhân cần được ghép lợi, tái sinh mô để che phủ phần chân răng bi tụt lợi khi niềng răng.

Video hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau niềng

Để tránh tụt lợi khi niềng răng hay niềng răng bị hỏng bệnh nhân cần tìm cho mình nha khoa uy tín nhằm đảm bảo niềng răng đúng cách và hiệu quả.

XEM THÊM: