Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác Sĩ CKI Cang Hồng Thái – Giám Đốc Chuyên môn
Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn
Nhức răng vào ban đêm có nguy hiểm không khi những cơn đau, nhức trong hoặc xung quanh răng vào ban đêm là trải nghiệm bực bội và khó chịu làm bạn mất ngủ?
Để giải quyết cơn đau răng của bạn, cần đến nha khoa thăm khám dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng, những biểu hiện bên ngoài. Đôi khi là phải đánh giá qua hình ảnh chụp X-quang để có sự chuẩn đoán bệnh chính xác. Dưới đây là tóm tắt các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau nhức răng vào ban đêm.
5 Nguyên nhân chính nhức răng vào ban đêm
Nhức răng vào ban đêm nguyên nhân phổ biến nhất chính là sâu răng, viêm tủy, mọc răng khôn, răng bị nứt hoặc va đập. Tiềm ẩn những túi mủ dưới vùng chân răng gây áp xe khiến bạn bị đau nhức, thẩm chí răng bị lung lay.
-
Do sâu răng
Răng không được chăm sóc cẩn thận và đúng các dẫn đến mòn và hình thành những đốm sâu trên bề mặt của răng. Vi khuẩn sẽ ăn những mảng bám thức ăn, tinh bột trong khoan miệng của bạn và sản sinh ra một loại axit ăn mòn men răng. Theo thời gian cấu trúc răng bị phá vỡ hình thành những lỗ sâu răng.
Tình trạng sâu sẽ không đau cho đến khi vi khuẩn tấn công vào phía giữa của răng (ngà răng). Sau đó đến tủy gây ra các triệu chứng như răng nhạy cảm với nhiệt độ, xúc giác, sau hoại tử và chết tủy gây ra tình trạng đau nhức răng ban đêm.
-
Do nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ, hai hàm siết chặt tạo ra những tiếng ken két có thể xảy ra mà bạn không biết. Và theo thời gian, nó có thể gây ra ê buốt răng, cũng như đau răng hoặc mặt.
-
Do bị viêm tủy răng
Cấu trúc răng bị nứt, gãy, sâu dẫn đến vi khuẩn tấn công vào trung tâm của răng. Các mạch máu, dây thần kinh sẽ bị viêm và kích ứng dấn đến răng viêm tủy. Kéo theo đó là những cơn đau âm ỉ từ bên trong răng, lan ra các mô xung quanh.
Nếu tình trạng viêm tủy răng có thể hồi phục, cơn đau hoặc ê buốt sẽ dừng lại trong vòng vài giây sau khi loại bỏ các kích thích. Nếu tình trạng viêm tủy không thể hồi phục, cơn đau có thể kéo dài thành từng cơn, nhức răng ban đêm, đau lan lên nửa đầu hoặc lan xuống mặt dưới.
-
Do răng bị nứt hay va đập
Răng bị nứt hoặc gãy khi vận động viên bị một cú đánh vào mặt. Ngoài ra, tác động lực cắn xuống một vật cứng như nước đá hoặc xương động vật đôi khi có thể khiến răng bị nứt. Bệnh nghiến răng nghiêm trọng cũng có thể làm hỏng và nứt răng.
Các triệu chứng của răng bị nứt có thể bao gồm đau buốt khi cắn hoặc nhai. Răng bị nứt rất nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh hoặc thức ăn chua ngọt.
Các dạng vết nứt như: Đường nứt bên ngoài men răng; Phần mặt nhai bị lõm, gãy; Mặt răng bị nứt kéo dài đến viền nướu; Răng tách ra làm 2; Hoặc gãy dọc chân răng. Đều dẫn đến nhiễm trùng làm cho người bệnh thường bị đau nhức răng vào ban đêm.
-
Do bị áp xe răng
Áp xe răng mà thường là kết quả của việc sâu răng, viêm tủy không được điều trị. Khi đó, buồng tủy bị nhiễm trùng sẽ lan rộng gây ra cảm giác đau liên tục. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng kèm theo sưng tấy và gây ảnh hưởng đến chân răng.
Bị nhức răng vào ban đêm phải làm sao?
Hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó chịu về răng, ê buốt răng, hôi miệng dai dẳng , răng lung lay, khoảng cách giữa các răng mở rộng hoặc nhận thấy, nướu bị chảy máu, sưng tấy hoặc tụt lợi. Đau nhức răng liên tục vào ban đêm, đặc biệt tường hợp răng sưng tấy có mủ kèm theo sốt cần phải cấp cứu ngay.
Ngoài ra, nên thăm khám răng miệng định kỳ. Làm sạch răng thường xuyên với quy trình chuyên nghiệp tại nha khoa sẽ tối ưu hóa sức khỏe răng miệng của bạn.
Quy trình điều trị nhức răng tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn
Để xác định nguyên nhân gây đau răng vào ban đêm, bác sĩ sẽ tiến hành từng bước như sau:
1. Thăm khám và đánh giá triệu chứng
Để thu hẹp các nguyên nhân có thể gây khó chịu cho răng của bạn, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi liên quan như sau:
- Tình trạng đau, nhức răng của bạn đã diễn ra bao lâu rồi?
- Cơn đau có liên tục không hay chỉ xảy ra sau khi ăn, nhai phải đồ nóng hoặc lạnh?
- Đau răng có đánh thức bạn vào nửa đêm không?
- Có các triệu chứng đi kèm như hôi miệng, chảy máu chân răng, sưng nướu… hay không?
- Gần đây bạn có bị chấn thương hay bị va đập ở vùng miệng hoặc mặt không?
- Bạn có điều trị bất kỳ thủ tục nha khoa nào gần đây không?
Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra mặt và miệng của bạn để xem có bị sưng và đau hay không. Kiểm tra tổng quát bên trong miệng của bạn, bao gồm cả nướu, xem có bị viêm hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra răng của bạn xem có bị sâu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hay có dấu hiệu sưng tấy không.
Bác sĩ có thể “gõ” hoặc gõ nhẹ vào răng trong răng bị đau và các vùng khác nhau của răng để tìm ra nguyên nhân gây đau, nhức. Bác sĩ có thể thực hiện một bài kiểm tra áp lực cắn, chụp X-quanh răng đánh giá và đưa ra nguyên nhân chính xác.
2. Cách thức điều trị nhức răng
Bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán, đưa ra hướng điều trị và giải thích cho bạn những gì liên quan đến kế hoạch điều trị một cách chi tiết nhất. Tùy vào mức độ và nguyên nhân bác sĩ sẽ có những hướng điều trị như sau:
- Kê thuốc kiểm soát cơn đau hoặc thuốc chống viêm.
- Sử dụng nước súc miệng bằng chlorhexidine hoặc phương pháp điều trị bằng fluoride tại chỗ để ngăn ngừa hoặc điều trị sâu răng. Bác sĩ có thể bôi flouride lên răng của bạn (đặc biệt là những phần răng tiếp xúc với nướu).
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng máng chống nghiến, đeo khi ngủ. Giải quyết các tác nhân gây ra chứng nghiến răng cơ bản của bạn.
- Đối với sâu răng và hình lỗ to, phương pháp điều trị chính là điều trị phục hồi, bao gồm việc loại bỏ vết sâu bằng cách khoan, sau đó trám phục hình thẩm mỹ cho răng.
- Đối với tình trạng viêm tủy răng không hồi phục, bác sĩ sẽ cần tiến hành lấy tủy răng.
- Đối với áp xe, rạch và dẫn lưu túi bị nhiễm trùng và điều trị kèm thuốc.
- Đối với răng bị nứt, việc điều trị phụ thuộc vào vị trí và hướng của vết nứt, cũng như mức độ tổn thương. Ví dụ: Bề mặt ăn nhai bị gãy, có thể chỉ cần đặt một miếng trám hoặc mão răng mới lên trên chiếc răng bị nứt để bảo vệ nó. Tương tự như vậy, đối với một chiếc răng bị nứt không kéo dài dưới đường viền nướu, bác sĩ có thể tiến hành lấy tủy răng và đặt mão răng để ngăn vết nứt lan rộng thêm.
Lời khuyên trị nhức răng từ bác sĩ
Chìa khóa để có sức khỏe răng miệng tốt là ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng phát sinh. Ví dụ: Để không gặp phải tình trạng nứt hay gãy răng bạn có thể đeo thiết bị bảo vệ miệng khi chơi thể thao. Và tránh cắn kẹo cứng hoặc nước đá.
Để ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu răng và nhạy cảm răng, hãy thực hiện ngay các cách phòng ngừa sau:
- Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor ít nhất 2 lần trong ngày.
- Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa thay tăm xỉa răng.
- Làm sạch mảng bám với nước súc miệng có chất fluoride.
- Thay bàn chải đánh răng của bạn ba đến bốn tháng một lần hoặc sớm hơn.
- Hạn chế thực phẩm có màu, nước có gaz.
- Không nên sử dụng thuốc lá hay các chất gây nghiện.
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên, giàu trái cây, rau, protein, cá béo.
- Giảm thiểu việc tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống ngọt chứa hàm lượng đường cao.
Thực tế là hầu hết các nguyên nhân gây đau răng đều cần đến sự chăm sóc chuyên môn của bác sĩ. Hãy nhớ liên hệ với Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn khi có biểu hiện đau răng, bị sốt cao kèm theo đau đầu, đau miệng hoặc triệu chứng sưng nướu. Phát hiện điều trị càng sớm để tránh bệnh lý chuyển biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
# Đau nhức răng vào ban đêm tham vấn bởi Bác sĩ Lê Trọng Tâm
NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
Uy tín - Chất lượng - Tận tâm
Cơ sở 1: 470 - 472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
Cơ sở 2: 169 Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ: 0986.43.82.86