Việc trồng răng khi chân răng bị mất hoàn toàn hiện đã trở nên khá phổ biến. Vậy trồng răng khi còn chân răng thực hiện đuọce không? Hãy cùng Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn tìm hiểu ngay qua những thông tin hữu ích dưới đây.

Trồng răng khi còn chân răng được không?
Cha ông ta từ xưa đã có câu cái răng cái tóc là gốc con người, để nhấn mạnh tầm quan trọng của hàm răng đối với diện mạo cũng như tính nết của con người. Chính vì vậy khi chẳng may gặp phải những tai nạn, bất trắc trong cuộc sống khiến hàm răng bị gãy vỡ hay sứt mẻ việc trồng hoặc trám răng để khôi phục hàm răng là giải pháp được rất nhiều người quan tâm.
Khác với da, móng hay tóc khi mất đi cơ thể vẫn có khả năng tái tạo và phục hồi. Nếu chẳng may hàm răng bị gãy vỡ hoặc sứt mẻ nếu không nhờ đến sự can thiệp của phục hình chỉnh nha, răng bị hư hại hoàn toàn không có khả năng phục hồi.

Trong cuộc sống hàng ngày hàm răng đứng trước nguy cơ bị tổn thương, gãy vỡ bởi khá nhiều nguyên nhân, điển hình như:
– Răng bị mất một phần và vẫn còn chân răng do tai nạn
Cuộc sống không thể tránh khỏi những bất trắc có thể xảy ra như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trong quá trình vui chơi giải trí khiến hàm răng bị tổn thương, thậm chí sứt mẻ, gãy vỡ.
– Răng bị gãy vỡ do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
Răng tương tự như xương được cấu tạo chủ yếu từ canxi, do đó một chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu dưỡng chất, đặc biệt là canxi sẽ khiến răng bị yếu, khi bị tác động bởi lực mạnh rất dễ bị gãy vỡ.
– Răng bị mất một phần do bệnh răng miệng
Những bệnh về răng như viêm răng, viêm tủy, sâu răng…trong trường hợp không được khắc phục kịp thời sẽ phá hủy răng, khiến răng yếu, bị gãy vỡ, mất một phần hoặc toàn bộ tùy mức độ nghiêm trọng.
Do bị gãy vỡ, sứt mẻ do nguyên nhân gì, việc sử dụng can thiện y khoa hoàn toàn có thể giúp trồng răng khi chân răng vẫn còn. Tùy thuộc vào tình trạng răng và điều kiện kinh tế của bệnh nhân các bác sĩ sẽ có những phương pháp, phác đồ điều trị riêng biệt.
Trồng răng implant Biotem khôi phục khả năng ăn nhai hoàn chỉnh
Những biến chứng sau khi trồng răng Implant có thể xảy ra
Những phương pháp trồng răng khi còn chân răng

Khi quyết định phương pháp trồng răng khi còn chân răng, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của chân răng: chân răng ngắn hay chân răng dài, cụ thể như sau:
– Trồng răng khi còn chân răng ngắn
Đối với trường hợp trồng răng khi chân răng vẫn còn và phần chân răng còn sót lại quá ngắn, nằm sát với lợi, các bác sĩ buộc phải nhổ bỏ phần chân răng này để tiếp tục thực hiện một trong hai phương pháp sau.
Cầu răng sứ
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ mài hai chiếc răng bênh cạnh chiếc răng bị mất để tạo trụ giữ cho ba mão răng sứ, trong đó mão răng sứ ở giữa sẽ thay thế chiếc răng bị mất. Phương pháp cầu răng sứ có nhược điểm là sau một thời gian sử dụng, xương hàm bị tiêu biến sẽ gây biến dạng cho cầu răng sứ.

Cấy ghép implant
Là phương pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay, tránh được nhược điểm tiêu xương hàm như cầu răng sứ. Khi thực hiện phương pháp cấy ghép implant, các bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ răng bằng implant vào xương hàm để làm trụ đỡ cho mão răng sứ thay thế chiếc răng bị mất.
Phương pháp implant không giới hạn số răng như phương pháp khác, khi mất cả hàm răng bạn vẫn có thể phục hình lại mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như khả năng nhai nuốt.
– Trồng răng khi còn chân răng dài
Đối với những trường hợp chân răng còn lại dài, răng chỉ sứt mẻ phần phía trên, các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh sử dụng một trong hai phương pháp sau:
-
Hàn trám răng
Phương pháp hàn trám răng được khuyến nghị sử dụng khi răng bị mẻ, vỡ mà chưa tổn thương tới tủy. Khi đó, các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite chuyên dụng có màu sắc đồng nhất với màu răng nguyên thủy để tạo hình khôi phục cho chiếc răng bị mẻ, vỡ.
Hàm trám răng không phức tạp nên chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, tuổi thọ của chiếc răng được hàm trám sẽ không cao.
-
Bọc răng sứ
Đối với những trường hợp răng bị sứt mẻ mà phải điều trị tủy răng thì bọc răng sứ là phương pháp không thể phù hợp hơn. Để thực hiện bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ mài cùi răng nguyên thủy ở một tỉ lệ nhất định, sau đó bọc răng sứ bên ngoài để khôi phục hình dáng ban đầu của răng.
Bọc răng sứ chi phí cao hơn hàn trám răng, đồng thời tuổi thọ của răng sứ được bọc cũng cao hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến những điều cần biết khi trồng răng khi còn chân răng mà Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích trước khi quyết định phương pháp trồng răng cho bản thân hoặc người thân trong gia đình mình.