Block "top-chi-tiet-bai-viet" not found

Thực đơn cho người niềng răng – Nên và kiêng ăn gì?

Lượt xem: 3431
Theo dõi Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn trên

Trong quá trình niềng, nhất là giai đoạn đầu răng của chúng ta tương đối nhạy cảm. Để răng khỏe và làm quen dần các bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cho người niềng răng hỗ trợ loại bỏ những vấn đề khó khăn trong quá trình ăn uống nhé!

Thực đơn cho người niềng răng
thực đơn cho người niềng răng

Những tiêu chí xây dựng thực đơn cho người niềng răng

Thực đơn cho người niềng răng cần được xây dựng trên những tiêu chí VỪA ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VỪA DỄ NHAI. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải loại bỏ các loại thực phẩm yêu thích ra khỏi thực đơn hằng ngày chỉ vì món ăn này không thân thiện với mắc cài hay khí cụ chỉnh nha. Tiêu chí quan trọng nhất khi niềng răng luôn là CẢM GIÁC NGON MIỆNG KHI ĂN.

Niềng răng cần ăn ngon miệng
Niềng răng cần ăn ngon miệng

Nên ăn gì trong giai đoạn đầu mới niềng răng?

Trong thời gian đầu, chưa quen với khí cụ chỉnh nha, bạn có thể cảm thấy hơi khó khăn với việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Để xoa dịu cảm giác này, bạn nên ưu tiên các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Những loại thực phẩm mềm, không cứng quá và không dai quá sẽ rất tốt cho răng.
  • Những loại thực phẩm ít cặn bám sẽ giúp bạn tránh được việc bị giắt răng ở những kẽ răng.
  • Những loại thực phẩm ít đường hoặc không đường để tránh sâu răng.
  • Những loại thực phẩm chứa nhiều protein (tôm, cua, cá) rất cần thiết.

Đồng thời, các thực phẩm cần được cắt nhỏ hoặc vừa miếng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế cho răng phải dùng lực quá nhiều, giảm áp lực ảnh hưởng đến mắc cài niềng răng.

Icon mũi tênCô gái Khmer răng hô xấu thay đổi sau niềng răng ngoạn mục

Icon mũi tênNiềng răng có mấy loại? Ưu nhược điểm và giá từng loại?

Thực phẩm nên ưu tiên khi niềng răng
thực phẩm nên ưu tiên khi niềng răng

Trong thời gian đầu, do chưa quen với việc ăn uống với mắc cài, chắc hẳn bạn sẽ dễ cảm thấy khó và chán ăn; dẫn đến việc bỏ bữa. Từ đó, lượng dinh dưỡng nạp vào sẽ không đủ để nuôi cơ thể. Do đó, thực đơn dành cho những người trong quá trình niềng răng cần đảm bảo sự đa dạng. Nếu bạn cũng đang đau đầu vì không biết phải ăn gì mỗi ngày để vừa đủ chất lại vừa tốt cho quá trình niềng, hãy “bỏ túi” ngay 5 món ăn dưới đây.

Cháo

Cháo là món không thể thiếu trong thực đơn cho người niềng răng là một món ăn bổ dưỡng và phù hợp cho những người niềng răng, đặc biệt là với phương pháp mắc cài. Trong thời gian đầu, răng sẽ bị căng tức, gây ra khó khăn trong việc ăn uống. Ngoài ra, bạn sẽ có thể cảm thấy khô môi, má và một số triệu chứng kích ứng khác. Lúc này, cháo sẽ thật sự là món ăn “cứu tinh” cho bạn đấy.

Để có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng, bạn nên thay đổi trong việc chế biến các món cháo. Một số cách chế biến cháo bổ dưỡng gồm: Cháo ngao, cháo tôm, cháo gà, cháo thịt…

Cháo niềng răng
nên ăn cháo trong giai đoạn đầu niềng răng

Súp

Ngoài cháo, súp cũng là một món ăn giúp bạn thay đổi khẩu vị trong thời gian này. Những loại súp dễ ăn và đầy đủ dinh dưỡng có thể kể đến như: Súp ngô, súp rau củ, súp yến… Súp sẽ giúp mang lại hương vị mới mẻ cho thực đơn của người niềng răng. Đồng thời, kích thích vị giác, giúp họ cảm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, súp còn cung cấp những dưỡng chất giúp người niềng răng có đầy đủ năng lượng để hoạt động trong ngày.

Soup niềng răng
soup niềng răng

Cơm mềm

Trong quá trình niềng răng, bạn vẫn có thể ăn cơm; nhưng lưu ý là bạn chỉ nên ăn cơm mềm. Món ăn này sẽ giúp bạn loại bỏ những khó khăn trong việc ăn nhai. Bạn hãy chọn loại gạo thơm và nấu nhiều nước để cơm được mềm. Tinh bột là một trong những thành phần không thể thiếu để nuôi dưỡng cơ thể; do đó, bạn hãy cố gắng nạp năng lượng cho bản thân bằng một ít cơm trong mỗi bữa ăn nhé.

Cơm niềng răng
cơm niềng răng

Bánh mì mềm hoặc ngũ cốc

Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng với những người niềng răng. Bánh mì mềm hay ngũ cốc có kết cấu xốp mềm, không gây cảm giác khó chịu khi ăn nhai. Dù là những thực phẩm vô cùng giản dị nhưng chúng lại có thể cung cấp năng lượng cho bạn hoạt động trong suốt ngày dài. Đồng thời, bạn có thể nấu món ngũ cốc nhừ hoặc kết hợp ngũ cốc với sữa chua và trái cây để tăng thêm phần mới lạ cho bữa ăn.

Ăn bánh mì trong quá trình niềng răng
ăn bánh mì trong quá trình niềng răng

Các sản phẩm làm từ sữa

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa là những loại thực phẩm bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn cho người niềng răng. Bạn có thể mua sữa bột, sữa tươi hoặc sữa chua để ăn trong những ngày đầu niềng răng. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, hãy dùng ngay một ly sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhé.

Sữa niềng răng
sữa là thực phẩm không thể thiếu trong quá trình niềng răng

Nước ép trái cây và rau củ quả

Nước ép được coi là thức uống giúp người niềng răng cung cấp dưỡng chất từ trái cây và rau củ quả. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chọn những loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng và không chứa nhiều đường.

Nước ép niềng răng
nên uống nhiều nước ép khi niềng răng

Ngoài ra các bạn cũng có thể thử các thực đơn cho người niềng răng sau đây:

  • Sữa và những thực phẩm làm từ sữa như: Phô mai, bơ, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua,…
  • Các thực phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc,…
  • Các thực phẩm xốp mềm: Bột ngũ cốc, đậu hũ,… hoặc bánh mì, bánh xốp mềm,…
  • Cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở…
  • Thịt cá, rau củ, quả,… được xay nhuyễn, ninh nhừ nhuyễn…
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.
Niềng răng nên ăn gì
niềng răng nên ăn gì?

Nên kiêng ăn gì trong suốt quá trình niềng răng?

Giai đoạn ăn thức ăn mềm sẽ không kéo dài lâu, khi răng dần quen với sự tồn tại với dây cung và mắc cài thì chúng ta vẫn có thể ăn uống như bình thường. Nhưng lưu ý chúng ta cũng cần kiêng những thực phẩm sau đây:

  • Những loại thực phẩm cứng: Xương, kẹo cứng, nước đá, mía…
  • Những loại thực phẩm đòi hỏi phải cắn ngập răng: Sườn, đùi – cánh gà, bắp ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn…
  • Những loại thực phẩm dẻo, dai, dính: Các loại caramen, kẹo cao su, xôi, nếp, thịt gà, thịt bò, bánh dày, bánh nếp, xôi chiên, bánh chưng, bánh tét,…
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, chè,…
  • Tránh những thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo, vì chúng tác động xấu đến hàm răng.
  • Giảm đồ uống có ga, nước ngọt bởi vừa dễ gây sâu răng, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ và mắc cài.
  • Ngoài ra cần hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Thực phẩm nên hạn chế khi niềng răng
thực phẩm nên hạn chế khi niềng răng

Đồng thời, những thực phẩm từ bột mì, nếp, các loại thịt bạn nên cắt nhỏ thực phẩm thành miếng vừa ăn để có thể nhai và nghiền thức ăn một cách dễ dàng hơn.

Những kinh nghiệm khác trong quá trình niềng răng

  • Không được dùng răng để cắn mở nắp chai vì sẽ làm hư hỏng khí cụ, khiến răng bị tổn thương và chạy sai lệch khỏi vị trí đang hướng đến.
  • Nên ăn chậm rãi, nhai thức ăn kỹ lưỡng và cắt nhỏ thức ăn giúp đảm bảo sức khoẻ và tránh các bệnh lý về đường tiêu hoá.
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride không chỉ làm sạch răng tốt, mà còn bảo vệ, giúp răng cứng chắc trong quá trình niềng răng.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ của bác sĩ. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng và kiểm tra phát hiện ra những vấn đề bất thường để xử lý kịp thời.
  • Sử dụng bàn chải có lông chải mềm, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và vệ sinh răng miệng ít nhất 2 – 3 lần một ngày. Sau khi thức dậy, trước lúc đi ngủ, sau khi ăn uống nhằm lấy sạch phần thức ăn dư vắt trên mắc cài. Tránh mắc phải những bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
  • Cũng nên hạn chế những thực phẩm ngọt, vì đấy cũng là nguyên nhân dễ làm răng chúng ta sâu nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng.
Bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng khi niềng răng
bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Hãy lưu lại những thực đơn cho người niềng răng để quá trình niềng răng của bạn diễn ra tốt đẹp. Đừng quên các bác sĩ Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn luôn chăm sóc và hỗ trợ bạn 24/7!

#Bài viết Thực Đơn Cho Người Niềng Răng được biên soạn bởi www.nhakhoatrongrang.com

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn đã được Sở Y tế tại thành phố thẩm định và cấp phép thực hiện các danh mục kỹ thuật nha khoa khác nhau. Quý khách hàng sẽ chỉ được cung cấp các dịch vụ nằm trong danh mục kỹ thuật được Sở Y tế cho phép tại từng phòng khám. Đối với những danh mục kỹ thuật không nằm trong phạm vi được phép, quý khách sẽ phải thực hiện tại bệnh viện.