Bạn đang gặp vấn đề trám răng xong bị đau nhức và khá lo lắng. Vấn đề này có thể xảy ra trong 1 – 2 ngày đầu sau khi trám và hoàn toàn có thể kiểm soát. Bác sĩ Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử lý kịp thời để bảo vệ tốt răng thật của bạn sau khi trám.
Tại sao trám răng xong bị đau nhức?
Trám răng là kỹ thuật được áp dụng để trám bít và khôi phục tính thẩm mỹ vùng răng sâu, mẻ, gãy, răng thưa. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ bị ê buốt hoặc nhức sau khi trám răng do thuốc tê hết tác dụng và vật liệu trám bắt đầu tương thích với răng thật.
Khi gặp vấn đề này bệnh nhân cần theo dõi trong 1 – 2 ngày đầu. Nếu tình trạng trám răng xong bị đau nhức kéo dài gây khó chịu hoặc vết trám có dấu hiệu bong tróc… bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để tìm ra nguyên nhân cũng như cách xử lý kịp thời.
Trám răng xong bị đau nhức nguyên nhân do
-
Trám răng xong bị đau do răng nhạy cảm
Sau khi trám răng vừa hết thuốc tê và chịu tác động lực trong lúc điều trị nên răng khá là nhạy cảm với nhiệt độ hoặc tác động khi ăn nhai.
-
Kích ứng với vật liệu trám gây đau nhức sau trám răng
Khâu chọn vật liệu trám rất quan trọng nếu bệnh nhân có phản ứng với vật liệu được sử dụng trong quá trình trám, răng sau trám rất dễ đau nhức. Vì vậy, bệnh nhân cần chia sẽ bệnh lý, thuốc hoặc vật liệu nào bị kích ứng với bác sĩ trước khi điều trị.
-
Trám răng xong bị đau nhức do ổ viêm chưa được nạo sạch
Đối với những trường hợp trám răng sau khi điều trị răng sâu, răng viêm tủy chưa hoàn toàn làm sạch ổ viêm, vi khuẩn sẽ tụ lại là nguyên nhân gây đau răng sau khi trám. Bệnh nhân cần tái khám và điều trị lại trước khi chúng biến chứng nguy hiểm, gây ra tình trạng áp xe ổ xương răng.
-
Vết trám bị nứt, bong, tróc
Trám răng xong bị đau nhức có thể xảy ra nếu vết trám không sát khít vào răng hoặc vết trám có hiện tượng nứt, bong và tróc sau khi thực hiện.
-
Miếng trám bị chênh
Tỷ lệ mài chỉnh sau khi trám không đạt chuẩn rất dễ làm miếng trám bị chênh, sai lệch khớp cắn nhẹ gây khó chịu và gây ra cảm giác đau nhức răng sai khi trám.
-
Chăm sóc răng miệng không tốt
Khi trám răng xong bệnh nhân ăn nhai liên tục trên vùng trám, chịu biến đổi nhiệt nóng lạnh thất thường hoặc vệ sinh răng không kỹ. Răng sau khi trám rất dễ xảy ra kích ứng và đau nhức.
Những điều lưu ý sau khi trám răng
Trám răng xong bị đau nhức là biến chứng gây nhiều phiền toái làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Hầu hết các phòng khám hiện nay đều có thực hiện dịch vụ trám răng, tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng thực hiện dịch vụ trám răng uy tín và chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo miếng trám phát huy tốt chức năng và bảo vệ vùng răng đã được điều trị cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng răng ê buốt hoặc đau nhức sau khi trám răng, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và làm theo những lưu ý sau:
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn quá cứng hay quá nóng, quá lạnh ngay sau khi trám răng. Vì chúng sẽ tác động và gây kích ứng vùng răng trám.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng loại thuốc đánh răng dành cho răng nhạy cảm trong thời gian đầu sau khi trám.
- Cần thiết có thể sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ kể cả khi không có triệu chứng trám răng xong bị đau.
Trám răng chỉ là phương pháp phục hình tạm thời, có thời gian sử dụng ngắn. Nếu bệnh nhân chăm sóc không tốt, trám răng xong bị đau hoặc trám răng rồi vẫn có thể bị sâu lại hoặc bong, tróc lớp trám sau thời gian dài sử dụng.
Cách xử lý khi trám răng xong bị đau nhức tại nha khoa uy tín
Khi gặp tình trạng trám răng xong bị đau nhức cách tốt nhất là bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ trám răng uy tín để được thăm khám và chữa trị lại. Các bác sĩ có thể tháo gỡ miếng trám và tiến hành trám răng lại từ đầu cho bạn. Ngoài ra, có thể thay đổi vật liệu trám nếu thật sự cần thiết.
1. Trám răng lại từ đầu
- Trám răng xong bị đau, tiến hành trám răng lại: Bệnh nhân kích ứng với vật liệu trám; Mảng trám gây cộm, cấn; Miếng trám bị hỏng; Cần điều trị ổ viêm lại.
Tại các nha khoa uy tín, trước tiên, bệnh nhân sẽ được tháo vết hàn trám cũ. Bác sĩ sẽ xử lý triệt để những sai sót về kỹ thuật và loại sạch tình trạng viêm. Cuối cùng là hàn trám bít lỗ sâu răng một cách chắc chắn để bảo vệ răng gốc cho bạn.
2. Bọc răng sứ thay thế
Trường hợp trám răng xong bị đau nhức kéo dài, viêm tủy răng, mô răng yếu thì bọc răng sứ thay thế lớp trám cũ là cách tốt nhất để bảo vệ răng.
Trước tiên, bác sĩ cũng sẽ loại bỏ vết trám cũ, điều trị bệnh lý trên răng nếu có. Sau đó, bác sĩ sẽ mái cùi, lấy dấu và chụp lớp mão sứ mới. Lớp sứ cứng chắc gấp nhiều lần vật liệu hàn trám, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tương tự răng thật.
Trám lại răng đã trám bao nhiêu tiền?
Chi phí trám răng lại chỉ từ 500.000 VND/răng, tùy vào tình trạng răng. Thực hiện trong trường hợp miếng trám bị hỏng hoặc mới chớm sâu răng lại.
Trám răng tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn, bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp trám răng hiện đại nhất hiện nay. Chất liệu hàn trám cao cấp, quy trình trám răng đạt chuẩn của bộ Y tế. Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị trám răng đều có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm xử lý triệt để tình trạng sâu răng và đảm bảo kỹ thuật hàn trám không xảy ra bất kỳ sai sót nào.
Sau khi điều trị, bệnh nhân được xem xét, kiểm tra tình trạng răng miệng của kỹ lưỡng. Kết quả trám răng duy trì tốt, thậm chí lâu hơn nữa nếu được chăm sóc tốt.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về vấn đề “trám răng xong bị đau nhức” thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Thắc mắc thường gặp
Trám răng sâu lấy tủy giá bao nhiêu?
Chi phí trám răng sâu lấy tủy dao động từ 500.000 – 2.000.000 đồng/răng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí răng cửa hay răng hàm, mức độ tổn thương răng và loại vật liệu trám. Hãy liên hệ trước các phòng khám nha khoa uy tín, trám răng uy tín tphcm để được tư vấn báo giá trước để có sự chuẩn bị trước khi thực hiện.
Đau răng ăn gì mau hết đau?
Khi bị đau răng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt và có tính mát để giảm bớt cảm giác đau nhức và hỗ trợ quá trình hồi phục. Lưu ý rằng, không có loại thực phẩm nào có tác dụng chữa đau răng. Do đó, để chấm dứt cơn đau nhức răng, cần đến nha khoa thăm khám và được bác sĩ xử lý triệt để nguyên nhân gây ra cơn đau. Đặc biệt với các trường hợp sâu răng cần chữa sớm để bảo vệ răng và tủy răng bên trong; đối với nhức răng khôn cần nhổ bỏ để tránh gây hại đến răng kế cận sau này.
Răng đang đau có lấy tủy được không?
Răng đang bị đau vẫn có thể lấy tủy răng được nếu có sự chỉ định từ bác sĩ. Việc lấy tủy răng sớm giúp ngăn chặn đau, viêm và mất răng. Quá trình không ảnh hưởng đến sức khỏe và mang lại lợi ích như: Giảm đau răng, Ăn uống thoải mái, bảo vệ răng,.. Các trường hợp nếu sợ đau, bệnh nhân có thể được chỉ định uống t.huốc giảm đau sau đó mới tiến hành lấy tủy và phục hình răng sau đó.
NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
Uy tín - Chất lượng - Tận Tâm
Cơ sở 1: 470 - 472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
Cơ sở 2: 169 Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Đặt hẹn khám răng: 0986.43.82.86