Trẻ bị đau răng là cảnh báo bệnh gì?

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ từ trước đến nay luôn là vấn đề rất được các bậc phụ huynh chú ý quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến khía cạnh thẩm mỹ sau khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị đau răng từ rất sớm, đây có phải là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

trẻ bị đau răng cảnh báo bệnh gì
Trẻ bị đau răng cảnh báo bệnh gì

Trẻ bị đau răng là do đâu?

Đau răng là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ con. Và nguyên nhân của triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể là:

  • Do mọc răng

Mọc răng ở trẻ là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển về thể chất. Trong giai đoạn này, phần lợi của trẻ sẽ bị tách ra để dành chỗ cho những chồi răng có không gian nhú lên. Và điều này phần nào sẽ gây tổn thương các mô xung quanh, từ đó làm sưng tấy và đau nhức.

Trẻ bị đau răng rất hay thường gặp, bên cạnh triệu chứng là đau thì bé cũng sẽ quấy khóc, bỏ ăn hoặc thậm chí là sốt nhẹ. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi thật kỹ để có những giải pháp giảm đau kịp thời.

trẻ bị đau răng do mọc răng
Trẻ bị đau răng do mọc răng
  • Do chấn thương, té ngã

Trẻ em thường khá hiếu động và nghịch ngợm. Do đó trong quá trình vui chơi, hàng ngày rất có thể sẽ gặp một số chấn thương với cơ chế va chạm ở phần mặt. Lúc này, phần hàm và lợi bên trong đã bị tác động một lực khá mạnh. Rất có thể trẻ sẽ bị đau buốt, chảy máu thậm chí là gãy răng.

trẻ bị đau răng do té ngã
Trẻ bị đau răng do té ngã
  • Do viêm nướu

Viêm nướu ( hay viêm lợi) là một tình trạng xảy ra do các vết thương hở hoặc vi khuẩn tấn công tự nhiên tạo nên các ổ nhiễm trùng. Ngoài ra, đây cũng có thể là hệ quả của các chứng tưa lưỡi, sâu răng hoặc không lấy cao răng định kỳ.

Phần lợi một khi bị viêm sẽ tạo 1 áp lực lớn lên mô xung quanh gây cảm giác nhức âm ỉ. Phụ huynh có thể phát hiện ra tình trạng này khi thấy con mình có một số triệu chứng như sưng, chảy máu, tụ mủ quanh nướu,…

  • Do sâu răng

Sâu răng sữa cũng được đánh giá là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sưng đau. Trẻ con vốn thường rất thích ăn đồ ngọt. Và đây chính là nhân tố chính làm men răng bị phá hủy từ đó gây nên sâu răng.

Bên cạnh đó, các bé ở độ tuổi còn khá nhỏ cũng chưa có đủ ý thức vệ sinh răng miệng kỹ càng. Lúc này các mảng bám của thức ăn dần tích tụ trong các kẽ răng. Từ đó các độc tố, vi khuẩn có hại sẽ phát triển, ăn sâu vào bên trong gây đau nhức kéo dài.

trẻ bị đau răng do sâu răng
Trẻ bị đau răng do sâu răng
  • Do mục xương răng

Đây không phải là một tình huống quá phổ biến nhưng lại là nguyên nhân gần như nguy hiểm nhất gây đau răng ở trẻ em. Cụ thể là do một hoặc một vài răng bị mọc lệch trong quá trình mọc răng hoặc thay răng. Răng mọc lệch lúc này sẽ chen hàng khiến tình trạng vệ sinh khó khăn hơn. Qua 1 thời gian không được vệ sinh, răng sẽ dần bị mục đi.

Trẻ bị đau răng cần làm gì?

Với những bé còn quá nhỏ, khi đau răng thì thường bé chỉ biết quấy khóc. Điều này đôi khi sẽ khiến cha mẹ bị hoảng loạn và không biết phải xử lý thế nào. Vì vậy, hãy ghi nhớ ngay 1 số cách sau nhé:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là một biện pháp có tác dụng lâu dài, giúp trẻ hình thành được thói quen tốt trong cuộc sống. Cụ thể, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Khám răng định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
  • Ở trẻ quá nhỏ, nên cho uống nước lọc và dùng khăn mềm lau nhẹ sau ăn uống.
  • Khi trẻ được 2 -3 tuổi thì bắt đầu tập đánh răng với bàn chải phù hợp.
  • Tập dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Đi khám răng khoảng 6 tháng 1 lần để được tầm soát định kỳ.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Trường hợp bé quá đau, bố mẹ có thể tham khảo qua một số loại thuốc như sau. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo ba mẹ nên liên hệ chúng tôi trước để đánh giá chính xác tình trạng răng của bé.

  • Acetaminophen ( paracetamol): đây là nhóm thuốc giảm đau khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Thuốc có công dụng giảm đau, hạ sốt mức độ vừa. Bạn nên cho bé sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày, nếu không thấy thuyên giảm thì ngừng ngay.
  • Nước súc miệng: bên cạnh thuốc giảm đau, bạn cũng có thể cho con mình súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng. Điều này giúp hạn chế phần nào lượng vi khuẩn bên trong. Từ đó hạn chế triệu chứng đau nhức.
  • Thuốc bôi: nếu quan sát thấy phần nướu của trẻ bị sưng to, bạn còn thể sử dụng các loại thuốc bôi. Thông thường thuốc sẽ được chiết xuất từ các thảo dược như bạc hà, hoa cúc, acid ursolic,…giúp kháng viêm hiệu quả.

Lưu ý: phương pháp sử dụng thuốc điều trị chỉ nên áp dụng trong trường hợp quá gấp, khi bạn không thể đưa bé đi khám ngay được. Ngoài ra, nếu có thể thì tốt nhất bạn nên cùng bé đến gặp nha sẽ để được chẩn đoán và có những hướng điều trị chính xác nhất.

Trên đây là thông tin về vấn đề trẻ bị đau răng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tham khảo để có những kiến thức chăm sóc con bạn thật tốt.

Xem thêm:

Phòng khám nha khoa răng hàm mặt sài gòn
Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn được Sở Y Tế cấp phép hoạt động số: 05504/HCM-GPHĐ.
♦  Chúng tôi tự hào với cơ sở vật chất khang trang.
♦  Trang thiết bị máy móc hiện đại.
♦  Đội ngũ bác sĩ chuyên môn hơn 15 năm kinh nghiệm.
♦  Đa dạng các dịch vụ.
Liên hệ ngay để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ