Tủy răng bị thối gây ê buốt, đau nhức, nhiễm trùng dần biến chứng sang áp xe ổ xương răng. Chúng ta cần phát hiện sớm triệu chứng của viêm tủy, để có một biện pháp điều trị kịp thời trước khi tình trạng biến chuyển xấu gây mối hiểm họa khôn lường cho sức khỏe răng miệng.

Tủy răng bị thối là gì?
Tủy răng bị thối là tình trạng phần tủy răng bị hoại tử, chết tủy và không thể phục hồi. Tình trạng này xảy ra khi lớp men răng và ngà răng bị tổn thương do sâu răng hoặc chấn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm tủy bị viêm. Lúc này, các dây thần kinh và mạch máu bị nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời răng bị chết tủy.
Phần tủy mền bên trong răng bị chết, răng không còn chất dinh dưỡng để duy trì khỏe mạnh. Gặp tình trạng này, răng không còn phản ứng với sự nóng, lạnh của thức ăn và răng bị tê liệt khả năng ăn nhai.

Nguyên nhân tủy răng bị thối
- Bệnh lý răng miệng: Bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy dẫn tới thối tủy răng.
- Răng bị chấn thương: Những tác động từ bên ngoài như chơi thể thao, tai nạn, chịu lực mạnh khiến răng bị vỡ, nứt, mẻ… Thông qua những khe hở đó vi khuẩn tấn vào mô tủy, cuối cùng là răng bị thối.
- Chịu tác động từ nhiều phương pháp điều trị: Răng trám lại hoặc tháo bọc sứ nhiều lần, cấu trúc răng bị tổn thương khiến răng yếu và không còn vững chắc rất dễ bị viêm nhiễm khi phải chịu tác động điều trị nhiều lần.

Các diễn biến thông thường dẫn tới tủy răng bị thối:
- Các bệnh lý hoặc chấn thương răng dẫn đến tủy bị viêm.
- Tủy răng khỏe mạnh sẽ cố gắng chống lại vi khuẩn.
- Hệ thống tủy bị nhiễm trùng gây sưng tấy, gây đau nhức.
- Dây thần kinh răng bị thiếu oxy và dinh dưỡng.
- Lưu lượng máu đến răng giảm hoàn toàn.
- Tủy răng dần hoại tử và chết đi.
- Răng yếu dần và lung lay.

Cách phát hiện tủy răng bị thối
Nhận định qua triệu chứng
- Ê buốt, đau nhức chuyển biến từ nhẹ đến đau nhức thường xuyên, gây khó chịu mất ngủ về đêm.
- Các nốt mủ trắng xuất hiện ở nướu ngày càng lớn, có dịch vàng và có mùi khó chịu.
- Răng đổi từ trắng ngà sang màu xám hoặc đen, khi răng hư tủy không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho răng khỏe mạnh.
- Đau viêm sưng vùng mặt.

Kiểm tra tình trạng tủy tại nha khoa:
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang và thực hiện một trong các bài kiểm tra độ nhạy của tủy răng sau đây để xác định xem tủy răng đã chết hay chưa.
- Xịt lạnh thử tủy: Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách phun một tia nước lạnh lên viên gòn và giữ nó vào răng trong 5 đến 10 giây. Nếu răng không có bất kỳ phản ứng nào, răng có thể bị chết tủy. Nếu cơn đau kéo dài hơn 10 giây, có nghĩa là tủy răng bị nhiễm trùng chưa đáng kể.
- Kiểm tra tủy bằng điện (EPT): EPT đo sức sống của tủy răng bằng cách gửi một dòng điện tăng dần qua răng của bệnh nhân để nhận được phản hồi. Bác sĩ sẽ chính dòng điện kích thích lên răng cần kiểm tra và EPT ghi lại một số từ 0 đến 80. Nếu phản hồi nào trước 80 cho biết tủy răng còn sống, ngược lại ở 80 cho thấy tủy răng đã chết.

Tủy răng bị thối ảnh hưởng thế nào?
Khi tủy răng bị thối không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh lý khác như viêm xoang, bệnh viêm nướu, hôi miệng… sức khỏe răng miệng bị giảm sút nghiêm trọng. Diễn biến tồi tệ nhất:
- Áp xe xương ổ răng: Tủy răng bị thối phát triển ổ viêm đến chân răng, gây nhiễm trùng nặng biến dạng thành áp xe xương ổ răng. Lúc này, bệnh nhân có thể bị sưng vùng mặt, ăn uống khó khăn và lây lan gây nguy hiểm đến hệ hô hấp.
- Nhiễm trùng máu: Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tủy răng có thể xâm nhập vào máu. Dẫn đến người có tủy răng thối có nguy cơ nhiễm trùng đường huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Không thể ăn nhai: Khi răng bị thối tủy, bệnh nhân chỉ cần là thức ăn chạm vào răng cũng sẽ khiến bạn đau nhức, ê buốt. Nhiều lúc tình trạng này lan cả lên đến thái dương, đau răng, đau đầu và đau tai. Và khi răng chết tủy hoàn toàn, răng yếu dần và mất khả năng ăn nhai.
- Phải nhổ bỏ răng: Khi tủy răng bị thối quá nặng và không còn khắc phục được nữa thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nhổ răng để không làm ảnh hưởng đến các răng khác cũng như là vấn đề sức khỏe. Và bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp phục hình răng thích hợp.

Cách điều trị khi tủy răng bị thối
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng mà tủy bị thối gây ra, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay có những triệu chứng bất thường trên răng. Nhằm hạn chế những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
- Trẻ bị thối tủy răng điều trị như sau: Phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám và phát hiện sớm tình trạng viêm tủy răng ở trẻ. Vùng răng bị thối tủy sẽ được bác sĩ sữa soạn và làm sạch ổ viêm. Lấy tủy răng cho bé, trám bít ống tủy và phục hình lại hình dáng của răng.
- Người lớn bị thối tủy răng điều trị như sau: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và chữa tủy răng. Loại bỏ tủy răng bị hư hỏng, nhiễm trùng và làm sạch các mô bệnh xung quanh. Đồng thời nạo bỏ các phần mủ có ở trong ổ áp xe (nếu có) không để vi khuẩn có điều kiện phát triển. Tùy vào mức độ hư hại của răng mà bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ hoặc trám bít ống tủy.
Cách phòng tránh tủy răng bị thối
Để phòng tránh, bệnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày cần đánh răng kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để ngăn ngừa viêm tủy. Hạn chế ăn vặt, đồ ngọt và hạn chế nước uống có gas… Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất tăng đề kháng cho cơ thể. Đừng quên, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần và kịp thời phát hiện khi gặp phải các bệnh lý về răng miệng.
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tủy răng bị thối cần tư vấn khắc phục tình trạng đau nhức hoặc cần điều trị dứt điểm hãy liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ hỗ trợ tận tình và nhận thăm khám & tư vấn miễn phí.
Xem thêm: