Nguyên nhân và cách điều trị viêm loét niêm mạc miệng

Viêm loét niêm mạc miệng là bệnh lý về răng miệng tương đối phổ biến. Tìm hiểu đâu là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn tránh chuyển biến thành những bệnh lý khó trị.

Viêm loét niêm mạc miệng làm sao hết
Viêm loét niêm mạc miệng làm sao hết?

Viêm loét niêm mạc miệng là gì?

Niêm mạc được hiểu đơn giản là màng che khắp thành trong của những bộ phận trong cơ thể. Chúng có chức năng chống vi trùng hoặc chống tác dụng có hại của những dịch do cơ thể tiết. Dựa vào định nghĩa đó, ta có thể hiểu niêm mạc miệng chính là lớp bao phủ khoang miệng.

Biểu hiện rõ nhất của viêm loét niêm mạc miệng chính là các triệu chứng viêm nhiễm và sưng nóng đỏ đau ở lưỡi. Triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể kể đến như nổi hạch góc hàm và thậm chí là sốt cao. Các vết loét cấp thường dễ tái phát, gây đau đớn và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng đời sống của người bệnh.

Viêm loét niêm mạc miệng
Biểu hiện viêm loét niêm mạc miệng

Nguyên nhân gây nên chứng viêm loét niêm mạc miệng

Do chấn thương

Viêm loét niêm mạc miệng có thể bắt nguồn từ những chấn thương thường gặp. Cụ thể:

  • Ăn uống thức ăn quá nóng dẫn đến bỏng nhiệt và gây tổn thương vòm miệng.
  • Niêm mạc bị viêm, tấy do chấn thương, té ngã hoặc đâm phải vật sắc nhọn.
  • Niêm mạc có thể bị loét do sơ xuất từ các thủ thuật nha khoa. Trám răng, hàn răng hay nhổ răng đều tiềm ẩn nguy cơ gây viêm niêm mạc. Ngoài ra, lắp răng giả hoặc sứ không phù hợp với khuôn hàm cũng dễ gây ra tổn thương ở khoang miệng.

Do tác dụng phụ của quá trình điều trị các bệnh lý khác

Một tác dụng phụ thường gặp khi tiến hành hoá trị chính là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng. Các loại thuốc chống ung thư không chỉ ảnh hưởng tế bào ác tính mà còn tác động đến các mô bình thường. Khi sử dụng quá liều, chúng sẽ phá vỡ hàng rào niêm mạc khiến người bệnh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bức xạ khi xạ trị cũng sẽ gây loét miệng sau khoảng 2-3 tuần tiến hành điều trị. Phụ thuộc vào tình trạng niêm mạc của người bệnh mà vết loét sẽ có độ nghiêm trọng khác nhau.

Trị Viêm loét niêm mạc miệng bằng hóa trị
Trị viêm loét niêm mạc miệng bằng hóa trị

Do nhiễm virus

Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc miệng chính là virus. Tiêu biểu có thể kể đến là vi-rút Herpes simplex – tác nhân gây viêm miệng lợi. Dạng bệnh này hay xảy ra ở thanh thiếu niên khiến cho niêm mạc bị sừng hoá và nổi hạch.

Vi-rút thuỷ đậu (VZV) cũng là nguyên nhân phổ biến khác. VZV tiềm ẩn trong mô thần kinh, gây phát ban da và ảnh hưởng đến vùng miệng. Triệu chứng đặc trưng bao gồm mụn nước ở lưỡi, má và vết loét nặng ở má. Ngoài ra, còn có các vi-rút khác như Coxsackie, Rubeola và EBV.

Do nhiễm trùng và các bệnh đường tình dục

Ở nhiều nước phát triển, nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng. Điều kiện vệ sinh kém, thuốc lá và các tệ nạn xã hội là nguồn lây nhiễm có độ nguy hiểm cả. Bệnh nhân thường bị loét răng đột ngột do quá trình nhiễm trùng không có bất kỳ triệu chứng nào cụ thể. Các vết loét bắt đầu từ vùng khe răng, kết hợp với vi trùng kỵ khí và sức đề kháng yếu sẽ nhanh chóng gây hoại tử vùng hàm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh tuy không lây nhưng lại dẫn đến nhiều bệnh lý khác như hạch bạch huyết, sốt, xuất huyết,…

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường tình dục cũng gây ra viêm loétniêm mạc miệng. Cả 3 giai đoạn của bệnh giang mai đều để lại hậu quá xấu đến vùng niêm mạc ở vòm họng. Tuy không phổ biến, nhưng người bệnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao qua các vết loét bất thường đó. Bệnh lậu cũng gây nên vết loét ở miệng khi tiếp xúc với các bộ phận sinh dục. Biểu hiện rõ nhất là các vết loét viêm đỏ có giả mạc trắng hoặc hạch ở họng.

Cách điều trị viêm loét niêm mạc miệng

Viêm loét niêm mạc miệng tuy có nhiều triệu chứng khó chịu nhưng điều trị lại vô cùng đơn giản. Đa số là giảm đau vì bệnh gần như sẽ tự động khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, bạn cũng không được pháp chủ quan bởi các biến chứng kèm theo thường khá nguy hiểm. Hãy tham khảo một vài biện pháp dưới đây để hạn chế cơn đau nhé!

Viêm loét niêm mạc miệng sẽ tự khỏi
Viêm loét niêm mạc miệng sẽ tự khỏi

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách chính là bước quan trọng nhất để kiểm soát viêm loét niêm mạc miệng. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong răng, miệng. Đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày giúp cải thiện viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng nhằm bảo vệ răng miệng.

Liên hệ bác sĩ trồng răng implant
Thăm khám hoặc chia sẻ với bác sĩ là điều cần thiết

Sử dụng kh.áng sinh

Kháng sinh cũng có thể giúp hạn chế cơn đau khi bị viêm loét niêm mạc miệng. Chúng có thể giúp bạn giảm đau tạm thời trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đồng thời tồn tại nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, hãy thật sự cẩn trọng với liều lượng và đối tượng sử dụng.

Dùng kháng sinh để trị viêm loét niêm mạc miệng
Dùng kháng sinh để trị viêm loét niêm mạc miệng

Một chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn hợp lý chính là chìa khoá để điều trị viêm loét. Bạn hãy lưu ý nhiều điều cụ thể sau:

  • Tránh những thực phẩm cay, nóng, quá mặn, nhiều đường vì có thể làm trầm trọng thêm các vết loét.
  • Tránh hút thuốc lá, dùng rượu bia.
  • Không nặn bóp các mụn nước hay vết loét có trong khoang miệng.

Sử dụng các loại trái cây, thực phẩm có tác dụng đặc biệt

  • Nha đam: Đây là một lựa chọn tuyệt vời giúp chữa lành viêm loét niêm mạc miệng. Trong nha đam có chứa thành phần kháng khuẩn, giảm đau, làm dịu niêm mạc, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe của nướu rất tốt. Bạn thoa đều nhựa nha đam lên vùng xuất hiện nốt viêm loét niêm mạc miệng, hoặc hòa với chút nước và sử dụng để vệ sinh miệng 3 – 4 lần/ngày, trong 1-2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nghệ: Với khả năng chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn được khoa học công nhận, chúng đã được ứng dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm loét. Nghệ có thể giúp cải thiện hầu hết các vết thương trong khoang miệng. Cách áp dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn nghệ với mật ong và đắp một lớp mỏng lên vị trí bị loét khoảng 7-10 ngày sẽ nhận thấy sự cải thiện.
Trị Viêm loét niêm mạc miệng bằng nha đam
Trị viêm loét niêm mạc miệng bằng nha đam

Lời kết khi bị viêm loét niêm mạc miệng

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được nguyên nhân và cách điều trị viêm loét niêm mạc miệng một cách hiệu quả nhất. Để hạn chế các biến chứng phát sinh, bạn nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt. Bên cạnh đó, lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để điều trị. Vừa đảm bảo hiệu quả, vừa hạn chế được các biến chứng khi điều trị các bệnh lý về răng miệng. Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề trên, hãy liên hệ với NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN tại đây.

nha khoa trồng răng sài gòn
Địa chỉ làm răng uy tín hiện nay

NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN

♦ Địa chỉ: 470-472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM

☎ Điện thoại: (028) 6686 9386

✳ Hotline: 0986 43 82 86 (có Zalo, Viber)

✉ Email: nhakhoatrongrang@gmail.com

➡Website: https://nhakhoatrongrang.com/

➡Facebook: FB.com/trongrang.nhakhoa