Đau răng không ngủ được có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong những kỳ nghỉ kéo dài, khi mọi người có thể xao lãng việc chăm sóc răng miệng. Kèm theo đó, việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Bài viết sau đây được tham vấn bởi Bác sĩ Lê Trọng Tâm
Đau răng là gì?
Đau răng là tình trạng viêm nhiễm trong hoặc xung quanh răng khiến răng bị đau buốt. Tình trạng nhẹ có thể gây kích ứng nướu tạm thời, bạn có thể điều trị tại nhà. Những cơn đau răng kéo dài sẽ nghiêm trọng hơn dưới hình thức như đau âm ỉ gây mất ngủ, cho thấy răng bị nhiễm trùng và cần được bác sĩ điều trị. Vì bên trong răng chứa đầy các dây thần kinh tủy. Chúng rất nhạy cảm khi bị kích thích hoặc bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn và có thể gây ra những cơn đau dữa dội.

Các triệu chứng khi bị đau răng
- Răng ê buốt, nhói liên tục
- Nướu sưng đỏ
- Mệt mỏi, nóng sốt
- Đau đầu, đau tai
- Xuất hiện dịch mủ
- Miệng có mùi hôi khó chịu
Đau răng không ngủ được nguyên nhân do đâu?
Đau răng không ngủ được nguyên nhân chính là do việc chăm sóc răng không tốt, vụn thức ăn bám xung quanh răng, nhất là những vùng răng hàm, răng khôn. Tạo nên tiền đề cho các vấn đề đau răng, viêm sưng nướu và sâu răng.

Sâu răng hoặc răng bị gãy làm lớp men bị hỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tiến đến ngà răng. Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm đến tủy có khả năng khiến bạn khó chịu vô cùng, các cơn đau nhức dần tăng lên.
Viêm tủy răng khi lan rộng, nhiễm trùng sẽ chuyển biến sang tình trạng áp xe răng cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng. Ngoài ra, các bệnh viêm xoang hay quá trình mọc răng khôn cũng gây ra tình trạng đau nhức răng về đêm.
Khi thấy tình trạng đau răng kéo dài nhiều ngày, bạn cần đến nha khoa uy tín thăm khám lâm sàng tìm ra nguyên nhân. Đối với các bệnh nhiễm trùng răng, xác định và điều trị đúng phương pháp rất quan trọng. Nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các bộ phận khác như tai, mũi, họng, hàm…
Top 7 cách điều trị đau răng hiệu quả
1. Điều trị đau răng tại nha khoa
Nếu có triệu chứng đau răng không ngủ được, việc đến điều trị tại nha khoa là hiệu quả nhất. Bác sĩ giúp bạn xác định rõ nguyên nhân đau răng bắt đầu từ đâu, vị trí răng đau chính xác và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng toàn diện và chụp X-Quang nếu cần. Tư vấn hướng điều trị phù hợp, như:
- Tình trạng răng sâu, mẻ hoặc vỡ gây đau nhức răng, bác sĩ sẽ trám hoặc làm mão răng mới hỗ trợ bảo tồn răng tối đa.
- Trường hợp răng đau nhức do viêm tủy hoặc nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật loại bỏ tủy và ổ viêm. Có thể điều trị kèm thuốc ngăn chặn nhiễm trùng và lây lan diện rộng.
Dựa vào tình trạng răng bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích trong cách chăm sóc răng miệng tại nhà.
2. Súc miệng với nước súc miệng sát trùng răng
Giảm nhanh triệu chứng đau răng bằng nước súc miệng sát trùng. Những hạt chất Chlorhexidine digluconate chống viêm nướu, kháng khuẩn, làm tê nhẹ các vùng nhạy cảm. Đồng thời, nước súc miệng còn loại bỏ các mảng bám kẹt trong răng hoặc nướu.

Khi sử dụng, chỉ nên dùng lượng nước súc miệng được chỉ định trong khoảng 10-15 ml. Không nên pha loãng nước súc miệng trong nước sẽ làm giảm hiệu quả của sản phẩm.
3. Dùng thuốc giảm đau trị nhức răng
Các dòng thuốc giảm đau răng nhanh nhất, như: Acetaminophen, Panadol, Naphacogyl… đây chỉ là những thuốc hỗ trợ làm dịu cơn đau răng, giảm viêm, giảm sốt tạm thời không trị tận gốc. Khi sử dụng thuốc bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ và dùng liều lượng hợp lý, nhằm hạn chế những tác dụng phụ đi kèm.

4. Chườm lạnh khu vực đau nhức răng
Khu vực răng đau nhức, nướu thường sưng làm giản các mạch máu. Sử dụng túi chườm lạnh có thể giúp làm co mạch máu khu vực đó, cơn đau răng sẽ dịu lại nhanh chóng. Nên chườm từ 15 – 20 phút vào buổi tối, giúp bạn giảm đau dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5. Điều trị đau răng bằng thảo dược
Nếu bạn bị đau răng không ngủ được, hãy tham khảo cách sử dụng các loại thảo dược để hỗ trợ giảm đau. Những loại thảo dược như: Gừng tươi, lá bạc hà, gel tươi lô hội, dầu đinh hương… được dùng để bôi hoặc đắp lên vùng răng bị đau. Chúng có thuộc tính kháng khuẩn giúp giảm đau răng hiệu quả.

6. Thay đổi tư thế ngủ để giảm đau răng
Tư thế ngủ rất quan trọng, nếu gối đầu thấp và tư thế ngủ không thoải mái rất dễ tạo áp lực gây đau đầu và giá tăng mức độ đau răng về đêm. Thay đổi tư thế với độ cao kế gối vừa đủ, các cơ tại cổ thoải mái. Khi đó, máu lưu thông tốt sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn.

7. Bấm huyệt trị đau răng
Các thấy thuốc đông y từ lâu đã liên kết liệu pháp bấm huyệt áp dụng vào chữa đau răng, phát huy hiệu quả trong một số trường hợp. Khi áp dụng phương pháp này, bạn cần chú ý tiến hành bấm đúng vị trí, đồng thời đảm bảo kỹ thuật chính xác.

- Bấm huyệt hạ quan: Huyệt nằm ở góc quai hàm cận vị trí xương gò má. Bạn cần cắn chặt răng lại, dùng hai ngón tay day tròn vị trí huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má. Thực hiện đồng đều 2 bên má, mỗi bên 50 lần.
- Bấm huyệt giáp xa: Huyệt ở trước góc hàm, nằm ở trên bờ dưới xương hàm dưới. Chỉ cần cắn chặt răng, phần nhổ lên chính là vị trí của huyệt. Dùng tay ấn đè vào chỗ trũng, mỗi bên day 50 lần.
- Bấm huyệt hợp cốc: Huyệt nằm ở điểm cao nhất giữa hai ngón tay cái và ngón tay trỏ khi khép lại. Dùng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt khoảng 10 lần, thực hiện đều 2 bên tay.
- Day huyệt thái khê: Huyệt nằm ngay phía sau của mắt cá chân trong, ở vùng lõm gần với gót chân. Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.
Cần làm gì ngay khi đau răng không ngủ được?
Đau răng không ngủ được là tình trạng gây khó chịu nhất cho những người đang có vấn đề răng miệng. Các điều trị đau răng tại nhà thường chỉ có tác dụng tạm thời xoa dịu cơn đau, không dứt điểm. Để duy trì tình trạng sức khỏe răng miệng luôn ở trạng thái tốt, chúng ta cần thực hiện thăm khám nha khoa 2 lần/ năm. Và chăm sóc răng miệng đúng cách và đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của đau răng.
Các bác sĩ Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn luôn sẵn sàng trợ giúp. Nếu gặp phải tình trạng đau răng, sưng nướu hoặc mắc các bệnh lý răng miệng khác. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0986 438 286 để được hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: