Nghiến răng – Bruxism hay còn gọi là tật nghiến răng, hai hàm răng siết chặt và nghiến qua lại, biểu hiện trong tiềm thức hoặc vô thức tạo ra những âm thanh ken két. Có thể làm người kế bên khó chịu và gây ra các bệnh lý răng miệng.
Biểu hiện của bệnh nghiến răng
Tật nghiến răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng có thể là trẻ em hoặc người lớn. Xuất hiện ở trong lúc ngủ hoặc căng thẳng, stress tạo nên thói quen siết chặt răng khi thức. Dấu hiệu dễ thấy nhất là:
- Hai hàm răng siết chặt, tác động qua lại vào nhau tạo ra âm thanh.
- Răng xuất hiện tình trạng mòn, sứt mẻ, lỏng lẻo.
- Mỏi hàm, lệch hàm, khó khăn khi há miệng.
- Đau đầu hoặc đau thái dương dù không có chấn thương.
- Bị phàn nàn vì tiếng nghiến răng khi ngủ.
Với những biểu hiện trên bệnh nhân cần phải được ngăn chặn trước khi quá muộn, bằng cách tìm đến Bác sĩ để được khám và điều trị sớm.
Tác hại của bệnh nghiến răng
Bệnh nghiến răng ở mức độ nhẹ thông thường người bệnh không phát hiện và bỏ qua khâu điều trị. Nhưng việc tác động lực răng lâu ngày, dễ dẫn đến các triệu chứng sau:
- Tổn thương cấu trúc răng, xương hàm.
- Mòn răng tăng nguy cơ sâu, viêm nha chu.
- Đau nhức đầu, vùng mặt hoặc đau cổ.
- Rối loạn khớp thái dương hàm.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Cử động hàm khó khăn.
- Sứt miếng hàn răng.
- Bung, rớt răng giả.
Ngoài tổn hại đến chính người bệnh, tiếng nghiến răng trong lúc ngủ đôi khi cũng gây phiền toái, đánh thức giấc ngủ của người bên cạnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nghiến răng
- Do thói quen trong cuộc sống: dễ căng thẳng, tập trung quá mức hay kích động mỗi khi bị áp lực.
- Do bệnh lý: đau nhức răng (do sâu răng, viêm nha chu…), trào ngược dạ dày, rối loạn thần kinh,…
- Yếu tố nghề nghiệp: diễn viên xiếc, nhạc công, công nhân,… cắn giữ dụng cụ nghề khi làm việc bằng răng.
- Chất kích thích: các thức uống có chứa cafein, cồn, thuốc lá;…
- Do tuổi tác: thường gặp ở trẻ nhỏ
Đa nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng, bệnh nhân cần được khai thác bệnh sử, thông tin các nhân để bác sĩ nhận định rõ nguyên nhân đưa ra hướng điều trị cụ thể.
Cách điều trị tật nghiến răng
Để chấm dứt tình trạng nghiến răng, bạn cần phải tuân thủ thực hiện ngay các bước sau:
- Giảm thiểu yếu tố gây ra áp lực, căng thẳng.
- Khám và điều trị các bệnh lý có liên quan dẫn đến tình trạng nghiến răng.
- Khắc phục ngay bằng dụng cụ nha khoa: máng chống nghiến răng có thể sử dụng ngay lúc ngủ, cũng có thể sử dụng vào ban ngày.
Chi phí làm máng chống nghiến
Tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn, chi phí làm máng chống nghiến được niêm yết với giá chỉ từ 2.000.000đ – 3.000.000đ/máng. Các bạn có thể tham khảo và đăng ký để được hưởng chương trình này thông qua số Hotline 0986.43.82.86
[contact-form-7 id=”91″]
Hiệu quả của máng chống nghiến răng
Máng chống nghiến được làm bằng nhựa cao cấp, đạt tiêu chuẩn an toàn, không chứa BPA. Đặc biệt mềm, không mùi và có hình dáng cong dễ dàng điều chỉnh ôm sát hàm răng. Phù hợp với cả hàm trên, hàm dưới, không gây kích ứng khi đeo.
Việc điều trị nghiến răng bằng máng nhai đòi hỏi bạn phải mang trong thời gian dài. Giúp ngăn chặn và giảm khả năng mòn răng, nứt, gãy răng và tránh tình trạng đau đầu, đau cơ và khớp thái dương hàm… hỗ trợ tốt trong điều trị nghiến răng.
Kết: Người bệnh nghiến răng cần cố gắng khắc phục thói quen, đeo máng chống nghiến hỗ trợ trong quá trình điều trị. Khắc phục sớm hậu quả do bệnh nghiến răng gây ra như: mòn răng, mẻ răng, răng giả lung lay… tại các trung tâm nha khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
Uy tín - Chất lượng - Tận tâm
Chi nhánh Quận 10: 470 - 472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
Chi nhánh Phú Nhuận: 169 Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Hotline đặt lịch hẹn gặp bác sĩ: 0986.43.82.86