Block "top-chi-tiet-bai-viet" not found

Áp xe răng & phác đồ điều trị đúng cách

Lượt xem: 5614
Theo dõi Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn trên
Bs hien vuong

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ CKI: Lê Thị Hiền

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Áp xe răng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm dẫn đến nhiễm trùng răng. Việc chăm sóc răng miệng lơ là, mất chủ quan, mảng bám quanh răng tích tụ kéo theo đó là các vấn đề về răng miệng là điều hiển nhiên như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy…Răng viêm nhiễm nặng sẽ chuyển biến thành áp-xe răng.

Áp xe răng

Áp xe răng là gì? Triệu chứng và sự hình thành áp xe răng

Áp xe răng là bệnh lý nhiễm trùng mủ cấp tính diễn ra tại chóp chân răng, hình thành ổ mủ do sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở vùng răng bị nhiễm trùng, thường nằm ở chân răng hoặc xuất hiện túi mũ ở rãnh sát cổ chân răng. Tình trạng này có thể xảy ra ở vùng răng hàm và răng cửa.

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành áp xe răng

Nguyên nhân áp xe răng là diễn biến xấu của những vấn đề bình thường ở răng miệng mà nhiều người không chú ý đến. Điển hình như:

  • Sâu răng: Vi khuẩn từ sâu răng xâm nhập vào chóp chân răng, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Bệnh nha chu: Vi khuẩn từ mảng bám và cao răng tấn công nướu, lan vào chóp chân răng.
  • Chấn thương răng: Răng bị vỡ, mẻ, nứt do tai nạn hoặc va đập tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Chăm sóc răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không tốt, không lấy cao răng định kỳ.
Sự phát triển của sâu răng dẫn tới áp xe răng
Sự phát triển của sâu răng dẫn tới áp xe răng

 Có 2 dạng áp xe răng thường gặp, đó là:

  • Áp xe răng nha chu: tình trạng các mô ở quanh răng bị viêm nhiễm, sưng có mũ, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi xâm nhập làm tổn thương răng.
  • Áp xe răng chân răng: loại áp-xe ở chóp chân răng, hậu quả của việc viêm tủy răng không được điều trị hoặc điều trị lấy tủy thất bại gây nên.
Các loại áp xe răng
Các loại áp xe răng

Triệu chứng khi bị áp xe răng

Biểu hiện áp xe răng chủ yếu là những cơn đau nhức răng dữ dội, nưới răng sưng đỏ và có mủ. Kèm theo đó là triệu chứng nóng sốt, sưng khắp mặt và cổ. Ở nhiều người sẽ có thêm biểu hiện nước bọt và hơi thở có mùi hôi. Việc ăn uống nhai nuốt cảm giác khó khăn hơn bình thường.

Các triệu chứng khi bị áp xe răng
Các triệu chứng khi bị áp xe răng

Đó chỉ là những biểu hiện của răng bị nhiễm trùng, cần đến ngay bác sĩ để thăm khám và kiểm tra bằng X-quang xác định rõ bệnh lý, điều trị kịp thời không cho phép răng biến chuyển xấu hơn.

Biến chứng từ áp xe răng

Bị áp xe răng kéo dài sẽ gây viêm nhiễm nặng, không điều trị kịp thời dễ lây lan trên diện rộng. Những khối u mủ sưng viêm hành sốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Áp xe răng bị vỡ dễ đi vào xương gây nhiễm trùng tăng nguy cơ mất răng. Những vùng lân cận như xoang hàm, sàn miệng (vùng bên dưới lưỡi và hàm) bị ảnh hưởng. Hiện nay, việc điều trị áp-xe răng rất dễ dàng, chỉ cần đến nha khoa sớm điều trị và kiểm soát triệu viêm nhiễm. Mức độ tổn thương quá nặng không thể giữ, bắt buộc phải nhổ răng, tuy vậy vẫn có thể lựa chọn phục hình thay thế bằng răng giả.

Biến chứng áp xe răng

Cách điều trị áp xe răng an toàn tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn hỗ trợ khách hàng tối đa trong khám, tư vấn và kiểm soát các bệnh lý về răng miệng. Đối với những trường hợp có biểu hiện áp xe răng, bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm kỹ lưỡng mức độ viêm nhiễm, nhận định tình trạng răng hoàn toàn miễn phí.

  • Khám và kiểm tra bằng dụng cụ chuyên khoa, xác định mức độ viêm nhiễm trên mô và các vùng lân cận.
  • Chụp phim X-quang toàn hàm, mức độ tổn thương răng và độ lan rộng.
  • Kết hợp những xét nghiệm lâm sàn nếu cần thiết.

Trước khi điều trị bác sĩ luôn đánh giá tình trạng và bệnh nhân xác nhận điều trị trước khi thực hiện.

Bác sĩ điều trị áp xe răng
Bác sĩ điều trị áp xe răng

Điều trị bệnh áp xe răng triệt để theo cấp độ

Áp xe lợi:

Trường hợp ổ mủ chưa vỡ, tổn thương đến tủy: Bác sĩ chích áp xe lợi hoặc nạo túi lợi tùy vào độ viêm nhiễm, mức độ áp xe quanh răng. Thực hiện tiêm tê tại chỗ, rạch mở phần niêm mạc bị tổn thương, vệ sinh sạch vùng viêm nhiễm. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng tại nhà, hỗ trợ điều trị kèm theo thuốc.

Áp xe lợi

Áp-xe cấp tính:

Áp xe răng cấp cần điều trị kịp thời bằng kỹ thuật dẫn lưu mủ, kiểm soát sự lan rộng của vùng nhiễm trùng. Nếu chuyển biến mạn tính , bắt buộc loại bỏ mô viêm hoại tử tạo thành xoang ở xương ổ răng trám bít khắc phục triệt để giảm thiểu biến chứng. Đồng thời điều trị tủy, trám bít ống tủy, kết hợp bọc sứ bảo tồn chân răng thật trong trường hợp răng chết tủy hoàn toàn.

Áp xe chân răng

Nhổ răng khi răng bị tổn thương nặng không thể điều trị phục hồi

Khi áp xe răng chuyển biến nặng để tránh lây lan diện rộng, áp xe răng ảnh hưởng đến xoang hàm, sàn miệng, và nhất là những dây thần kinh liên kết trực tiếp với chân răng giải pháp tốt nhất chính là nhổ răng. Nhổ răng tại Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn bạn hoàn toàn yên tâm với công nghệ nhổ răng không đau bằng máy Piezotome, phục hồi nhanh. Chấm dứt triệu chứng đau nhức do viêm nhiễm, mưng mủ, không ảnh hưởng các răng xung quanh.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần sớm thực hiện phục hình răng khôi phục chức năng ăn nhai cũng như tránh tình trạng tiêu xương ổ răng, mất răng càng lâu về sau phục hình răng khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn.

Trồng răng Implant ngay sau 2-4 tuần nhổ răng, xử lý sạch vùng ổ răng bị viêm nhiễm. Thay thế răng bị mất răng, không ảnh hưởng đến răng kế cận, khôi phục chức năng ăn nhai hoàn hảo, trồng một lần sử dụng trọn đời.

So sánh các phương pháp điều trị áp xe răng

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Điều trị nội nha Bảo tồn răng Kỹ thuật phức tạp
Phẫu thuật dẫn lưu mủ Giảm đau nhanh, đơn giản Có thể tái phát nếu không làm sạch ổ mủ
Nhổ răng Dứt điểm tình trạng nhiễm trùng Mất răng

Đăng ký tư vấn trồng răng implant

Giải đáp các vấn đề liên quan đến áp xe răng từ bác sĩ Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Áp xe răng có tự khỏi không?

Bệnh nhân khi có triệu chứng của áp-xe răng nếu điều trị bằng t.h.u.ố.c tại nhà sẽ không điều trị tận gốc, lúc này áp xe răng sẽ không tự khỏi mà chuyển biến nặng, làm chết tủy hoàn toàn, nguy cơ mất răng cao, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân chủ quan không đến điều trị kịp thời tại các trung tâm nha khoa.

Điều trị áp xe răng
Điều trị áp xe răng

Vỡ áp xe răng phải làm sao?

Khi bệnh nhân bị vỡ áp xe răng cần đến ngay nha khoa, can thiếp điều trị loại bỏ ổ viêm nhiễm, điều trị phục hồi để bảo tồn răng và tránh viêm nhiễm lây lan gây biến chứng khó kiểm soát.

Phương pháp ngăn ngừa áp xe răng

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày; Hạn chế các thực phẩm, thuốc gây hại cho men răng; Không hút thuốc lá; Không lạm dụng thuốc tẩy trắng răng; Ăn uống điều độ và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết; Tăng cường sức khỏe.
  • Thăm khám và kiểm tra răng miệng định kỳ: thực hiện cạo vôi răng theo chu kỳ 6 tháng/lần.
  • Điều trị ngay các bệnh lý về răng: như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… trước khi chuyển biến nặng thành áp-xe răng.
  • Khi có các triệu chứng của áp xe răng: không nên tự ý uống thuốc và điều trị tại nhà, cần đến ngay trung tâm nha khoa để được điều trị đúng cách, ngăn ngừa biến chứng áp-xe răng.
  • Chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng: phát hiện sớm các triệu chứng, kiểm soát và điều trị dứt điểm, nhanh chóng, không mất nhiều chi phí cũng như thời gian điều trị.
Các phương pháp ngăn ngừa áp xe răng
Các phương pháp ngăn ngừa áp xe răng

Khi phát hiện bất cứ biểu hiện nào liên quan đến áp xe răng cần tư vấn – thăm khám, hãy liên hệ ngay 0986.43.82.86.

Đăng ký dịch vụ khuyến mãi

# Áp xe răng

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn đã được Sở Y tế tại thành phố thẩm định và cấp phép thực hiện các danh mục kỹ thuật nha khoa khác nhau. Quý khách hàng sẽ chỉ được cung cấp các dịch vụ nằm trong danh mục kỹ thuật được Sở Y tế cho phép tại từng phòng khám. Đối với những danh mục kỹ thuật không nằm trong phạm vi được phép, quý khách sẽ phải thực hiện tại bệnh viện.