Nước bọt có mùi hôi là do đâu?

“Chào bác sĩ, nướu cháu hơi sưng, nước bọt có mùi hôi làm cháu thấy rất khó chịu và ngại giao tiếp với người xung quanh. Bác sĩ cho cháu hỏi nước bọt có mùi hôi nguyên nhân là do đâu? Trường hợp của cháu là dấu hiệu của bệnh gì, điều trị như thế nào ạ?” Thu Huỳnh – Đồng Nai.

Nước bọt có mùi hôi là do đâu
Nước bọt có mùi hôi là do đâu?

Bác sĩ Lê Thị Hiền – Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn giải đáp:

Bác sĩ Lê Thị Hiền - Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn“Chào Thu Huỳnh, với tình trạng nướu hơi sưng và nước bọt có mùi hôi của bạn là dấu hiệu bệnh về nướu răng. Nướu răng sưng và lỏng lẻo, tạo ra khoang tích tụ cho vi khuẩn gây mùi. Đôi khi các vi khuẩn này chỉ có thể được loại trừ bằng các phương pháp vệ sinh chuyên biệt tại nha khoa.

Nước bọt có mùi hôi hay hôi miệng cũng có thể là biểu hiện bệnh lý trong cơ thể như răng, lợi, lưỡi, vòm họng… sâu hơn còn có đường tiêu hóa, khi có vấn đề ở bất cứ một trong các cơ quan này đều gây nên mùi hôi. Huỳnh nên đến nha khoa thăm khám để được chuẩn đoán chính xác.”

Kiểm tra hôi miệng
Kiểm tra hôi miệng

Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, các bệnh lý có liên quan đến triệu chứng nước bọt bị hôi, và cách điều trị thích hợp.

Nguyên nhân nước bọt có mùi hôi hay hôi miệng

  • Thực phẩm: Các thực phẩm có mùi như hành, tỏi, gia vị có mùi đậm và nồng…Sự phân hủy của các mẫu thực phẩm khi phân hủy và bám quanh răng cũng gây ra mùi hôi.
  • Hút thuốc: Gây khô miệng và khả năng mắc bệnh viêm nha chu, nguyên nhân góp phần gây hơi thở hôi.
  • Khô miệng: Điều có thể chưa biết, nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các phần tử có thể gây ra mùi hôi thối. Khi miệng khô có thể góp phần khiến hơi thở hôi do sản xuất nước bọt giảm.
  • Sức khỏe suy giảm: Nước bọt có mùi cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm tuyến nước bọt, trào ngược dạ dày, viêm xoang, suy thận…
  • Răng giả không sát khít: Trở thành điểm neo đậu của thức ăn sản sinh các vi khuẩn tạo mùi hôi.
  • Bệnh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, viêm nướu có thể là nguyên nhân nước bọt có mùi và hơi thở hôi. Các mẫu thức ăn còn lại trong miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide – một hợp chất có mùi hôi đặc trưng. Tích tụ lâu dần sẽ tạo thành mảng bám trên răng có thể gây kích thích nướu dẫn đến viêm nướu và sâu răng. Mảng bám có thể hình thành giữa răng và nướu răng (nha chu) khiến cho hơi thở càng tồi tệ hơn.
Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp
Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Điều trị bệnh răng miệng khắc phục nước bọt có mùi hôi

Đối với những trường hợp như Thu Huỳnh nướu sưng và nước bọt có mùi hôi thì nguyên nhân do bệnh răng miệng rất là cao. Bác sĩ Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn sẽ có hướng điều trị như sau:

Kiểm tra bệnh sử hôi miệng:

  • Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy sưng và nước bọt có mùi hôi từ lúc nào?
  • Thỉnh thoảng hôi miệng hay hôi miệng liên tục?
  • Cách thức chải răng, có dùng chỉ nha khoa không?
  • Các loại thức ăn thường dùng?
  • Có đang điều trị bệnh hoặc đang dùng các loại thuốc nào?
  • Khi ngủ có hay ngáy không?
  • Có bị dị ứng hay những bệnh lý về mũi xoang?
  • Có nghi ngờ nguyên nhân nào khác gây hôi miệng?

V…v…

Kiểm tra thăm khám hôi miệng
Kiểm tra thăm khám hôi miệng

Xác nhận tình trạng bệnh nhân có các tình trạng như cao răng nhiều, sâu răng, viêm nướu,… đưa hướng điều trị các bệnh răng phù hợp nhất.

Điều trị răng sâu

Khắc phục các lỗ hổng do sâu răng, phục hồi hình dáng răng bị hư hỏng, sứt mẻ, lấy lại chức năng ăn nhai và trả lại màu sắc tự nhiên cho răng bàng phương pháp Trám Răng Sâu.

Điều trị viêm nướu

Biểu hiện bệnh: Nướu viêm sưng; Cảm giác khó chịu, có mùi lạ; Dễ dang chảy máu khi chải răng…

Bác sĩ sẽ làm sạch kẽ răng, vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ chuyên dụng như máy tăm nước, cạo vôi răng hoặc điều trị bằng thuốc nếu cần. Hướng dẫn cách chăm sóc và cách vệ sinh răng miệng tốt hơn, giúp mang đến hàm răng chắc khỏe, loại bỏ những nguy cơ chuyển biến nặng sang viêm nha chu, viêm tủy nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh viêm nướu

Nội nha (chữa tủy)

Khám chuẩn đoán trước khi điều trị, thông qua film chụp X-quang đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Bác sĩ thực hiện điều trị thông qua 4 bước cơ bản:

  • Gây tê
  • Đặt đế cao su
  • Mở buồng tủy, làm sạch và tạo hình ống tủy
  • Trám bít ống tủy

Răng sau chữa tủy có thể sẽ được trám hay phải bọc mão sứ. Tùy vào tình trạng hư tổn của thân răng.

Icon mũi tênXem chi tiết: LẤY TỦY BỌC SỨ GIÁ BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

Cạo vôi, đánh bóng răng định kỳ loại bỏ mảng bám

Lấy vôi răng và làm sạch các mảng bám loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Ngăn ngừa chúng xâm nhập mô nướu gây viêm nhiễm, gây hôi miệng ở bệnh nhân.

VIDEO CẠO VÔI RĂNG TẠI NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng hiệu quả và khỏe mạnh tại nhà

  • Không chỉ vệ sinh răng miệng, bệnh nhân nên chú ý khi phát hiện lưỡi trắng kèm theo nước bọt có mùi hôi, có thể dùng chỉ nha khoa làm sạch thưc ăn dính ở kẽ răng và nhẹ nhàng cạo sạch lớp kết dính trên lưỡi bằng cạo lưỡi chuyên dụng.
  • Dùng chỉ nha khoa và các dung dịch súc miệng có chứa cetylpyridinium chloride và chlorhexidine giúp ngăn ngừa việc sản sinh các chất hóa học gây ra hôi miệng.
  • Thường xuyên uống nước, ăn những trái cây giòn như táo làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo, đồ ngọt, nước uống có gaz… Nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, ăn nhai kỹ giảm tải cho hệ tiêu hóa loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng.
chăm sóc răng miệng
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà

Với những thông tin Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn cung cấp hy vọng sẽ giúp ích cho Thu Huỳnh và mọi người hiểu rõ nguyên nhân nước bọt có mùi hôi và cách hạn chế hiệu quả.

# Nước bọt có mùi hôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ