Viêm nướu chân răng là bệnh lý dễ mắc phải, có thể dẫn đến nhiễm trùng và mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến viêm nướu, triệu chứng nhận biết sớm và cách điều trị tốt nhất để bảo vệ răng miệng, tiết kiệm được chi phí điều trị mất răng sau này.
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác sĩ CKI Lê Thị Hiền
Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn
Viêm nướu chân răng là gì?
Nướu là phần mô mềm màu hồng nhạt ôm sát quanh răng, có chức năng bảo vệ răng. Xương ổ răng nằm phía dưới nướu, giữ răng cố định trong hốc răng. Khi bị viêm nướu chân răng (viêm lợi chân răng), phần mô mềm quanh răng, gồm nướu và xương ổ răng bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc ăn uống. Viêm nướu kéo dài có thể lan xuống xương gây viêm xương ổ răng.
Theo Tạp Chí Nghiên cứu Y học, trên thế giới, theo thống kê của WHO, tỷ lệ viêm lợi cao từ 70 – 90% tùy từng quốc gia và gặp ở mọi lứa tuổi, có nơi gần 100% ở tuổi dậy thì.Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2019, viêm nướu chân răng ở trẻ em 12 – 14 tuổi là 44,7%. Viêm nướu là bệnh răng miệng phổ biến, ước tính chiếm tỷ lệ 47% dân số Việt Nam và hơn 50% dân số thế giới mắc phải.
Nguyên nhân gây viêm
Viêm lợi chân răng là bệnh phổ biến và dễ mắc phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Đáng kể như:
- Bệnh lý nha chu: Là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nướu. Các vi khuẩn sống trong mảng bám làm tổn thương nướu, kích thích viêm nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng đúng cách và thường xuyên sẽ để lại mảng bám, thức ăn thừa, khiến vi khuẩn phát triển mạnh.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm tuần hoàn máu đến nướu, suy giảm miễn dịch khiến dễ mắc bệnh.
- Căng thẳng stress: Làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh toàn thân như thuốc điều trị tăng huyết áp, chống đông máu… có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu.
- Bệnh nền: Mắc các bệnh như tiểu đường, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin C… cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm nướu.
- Di truyền: Có yếu tố di truyền dễ bị viêm nướu hơn người bình thường.
- Thai kỳ: Trong thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố làm tăng nhạy cảm với viêm nướu.
Ngoài ra, tuổi tác, giới tính, chế độ dinh dưỡng, thói quen… cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm nướu chân răng
Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng nhạt, không sưng đau và không chảy máu. Dưới đây là một số biểu hiện của viêm nướu chân răng có thể nhận biết sớm.
- Nướu đỏ, sưng, đau nướu chân răng, chảy máu khi đánh răng hoặc ăn uống.
- Viêm nướu chảy máu chân răng tự phát, thậm chí có mủ.
- Nướu bị phù nề che phủ lên phần cổ răng.
- Hôi miệng do tích tụ mảng bám.
- Đau nhức khi ăn uống, nhất là với đồ lạnh, nóng, ngọt.
- Răng lung lay, nhạy cảm với nhiệt lạnh.
- Đau nhức xương ổ răng.
- Các răng sún sâu vào nướu hoặc lộ ra ngoài.
- Cảm giác ngứa ran ở nướu.
Biểu hiện viêm nướu có thể quan sát bằng mắt thường như: màu sắc nướu thay đổi, chuyển sang đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, sưng đỏ hoặc phì đại, nướu bở và mất đàn hồi, dễ chảy máu, có mảng bám và cao răng, miệng có mùi hôi.
Nếu không điều trị, viêm nướu sẽ lan rộng và nghiêm trọng hơn. Lúc này, triệu chứng rõ rệt hơn như đau nhức nhiều hơn, chảy máu, mủ nhiều, sưng nề lan rộng, hôi miệng nặng, răng lung lay nghiêm trọng… gây khó khăn khi ăn nhai.
Xem thêm:
Sưng nướu răng hàm trên cảnh báo bệnh gì?
Cách điều trị viêm nướu chân răng
Điều trị viêm nướu chân răng cần cắt được cơn đau nhức, chấm dứt được tình trạng viêm nhiễm và bảo vệ răng thật càng khỏe mạnh càng tốt. Tại Nha khoa Trồng Răng Sài Gòn – Trung tâm Răng Hàm Mặt top 1 tại Tp.HCM hiện nay, phác đồ điều trị được chuẩn hóa theo quy trình an toàn đem lại hiệu quả triệt để.
Các bác sĩ công tác tại phòng khám đến từ Đại học Y Dược TP.HCM, bạn đọc có thể đăng ký khám tư vấn miễn phí với các bác sĩ sĩ như: Bác sĩ CKI Lê Thị Hiền, Bác sĩ CKI Trần Thị Mỹ Nga, Bác sĩ CKI Lê Ngọc Quỳnh, Bác sĩ Nguyễn Thanh Linh,…
Hiện tại, với tình trạng viêm nướu răng, bệnh nhân đến khám được tiến hành chụp phim khảo đánh giá mức độ viêm. Sau đó, tiến hành điều trị dựa theo mức độ bệnh năng hay nhẹ cụ thể như sau:
Điều trị viêm nướu chân răng tại phòng khám
Có nhiều phương pháp điều trị viêm nướu chân răng tại phòng khám. Tùy theo mức độ viêm nướu nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp.
Cấp độ nhẹ:
- Làm sạch răng: Loại bỏ cặn bã nhầy và vi khuẩn tích tụ dọc theo bề mặt của răng và gốc răng. Kết hợp làm sạch sâu bề mặt chân răng để tái tạo sự lành mạnh và tái bám dính của mô nướu và các dây chằng quanh răng.
- Sử dụng thuốc điều trị viêm nướu: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm giúp làm giảm viêm, kháng khuẩn, cải thiện triệu chứng. Thường sử dụng giai đoạn đầu hoặc sau khi tiến hành làm sạch răng.
Lưu ý: Tình trạng diễn ra là điều không mong muốn, việc uống thuốc như nào còn tùy vào sự kê đơn từ bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị sưng nướu răng an toàn – đơn giản – tiết kiệm
Cấp độ trung bình đến nặng:
- Phẫu thuật dẫn lưu mủ và kết hợp điều trị bệnh viêm quanh răng bằng cách cạo vôi, làm sạch chân răng; chữa tủy răng, cắt cuống răng,… trong trường hợp viêm chân răng có mủ.
- Phẫu thuật tái hiệu chỉnh nướu chân răng: Trong trường hợp nướu chân răng đã bị co lại và rút lợi khỏi răng, tạo ra khoảng rãnh giữa răng và nướu, bác sĩ nha khoa có thể thực hiện phẫu thuật để hiệu chỉnh lại nướu và đặt nướu ở vị trí đúng đắn.
- Phẫu thuật cắt nướu: Phương pháp này nhằm loại bỏ một phần của nướu chân răng dư thừa hoặc vi khuẩn tích tụ, giúp làm sạch và sửa lại hình dạng nướu.
- Chỉnh hình nướu răng: Tiến hàng sửa lại hình dạng nướu chân răng mà không loại bỏ bất kỳ phần nào của nướu. Phương pháp này thường được thực hiện sau khi cắt nướu để cải thiện thẩm mỹ.
- Nâng nướu chân răng: Trong trường hợp viêm nướu nặng, bác sĩ nha khoa có thể thực hiện phẫu thuật nâng nướu chân răng để đặt nướu ở vị trí đúng đắn và bám chặt vào răng.
- Tái tạo cổ răng: Trong một số tình huống, cổ răng có thể bị tổn thương hoặc mất đi do viêm nướu nặng. Bác sĩ nha khoa có thể thực hiện phẫu thuật tái xây dựng cổ răng để khắc phục vấn đề này.
- Ghép xương ổ răng: Trường hợp viêm nhiễm gây hư hại đến xương răng, bác sĩ sẽ ghép xương tự thân hoặc nhân tạo để tái tạo lại ổ răng.
- Trồng răng implant: Đối với răng bị lung lay nặng, phải nhổ bỏ, bác sĩ có thể chỉ định trồng răng implant thay thế.
Hướng dẫn cách điều trị viêm nướu chân răng tại nhà
Sau khi đã thăm khám và được chẩn đoán viêm nướu nhẹ, bạn có thể tham khảo thêm một số cách điều trị tại nhà kết hợp với điều trị tại phòng khám như sau.
- Vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa, kiểm soát viêm nướu. Cần đánh răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm.
- Dùng các dung dịch súc miệng chuyên biệt cho viêm nướu để kháng khuẩn, giảm viêm, cải thiện hôi miệng.
Để điều trị viêm nướu triệt để, người bệnh cần kết hợp các biện pháp trên. Nên đi khám sớm khi thấy dấu hiệu bất thường ở nướu để được bác sĩ tư vấn, điều trị phù hợp.
XEM THÊM:
Cách chữa viêm nướu, chảy máu chân răng triệt để
Điều trị viêm nướu chân răng bao nhiêu tiền?
Việc điều trị viêm nướu chân răng tuỳ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh. Do đó, điều trị viêm nướu chân răng bao nhiêu tiền cũng tùy vào mức độ nặng hay nhẹ sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên, thường thì chi phí điều trị viêm nướu chân răng không quá cao và có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nơi bạn sinh sống, địa điểm điều trị cũng như kiểu phương pháp điều trị được sử dụng.
Dưới đây là bảng giá điều trị viêm nướu chân răng ứng với một số phương pháp điều trị thông thường.
Dịch vụ | Chi phí (vnđ) | Đơn vị |
Cạo vôi răng | 300.000 | 2 hàm |
Điều trị nha chu | 1.000.000 | 1 răng |
Điều trị áp xe | 1.000.000 – 3.000.000 | 1 răng |
Cắt nướu | 1.500.000 | 1 răng |
Để nắm được giá chính xác, bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng khám để được chẩn đoán sơ bộ hoặc đến trực tiếp thăm khám cùng bác sĩ và nghe báo giá cụ thể. Lưu ý, bệnh viêm nướu chân răng cần được điều trị kịp thời khi phát hiện ra các triệu chứng của viêm nướu chân răng để tránh mất răng, chi phí điều trị sẽ cao hơn so với chữa trị khi bệnh nhẹ.
Lưu ý cho người bị viêm nướu chân răng
Bệnh viêm nướu chân răng hoàn toàn có nguy cơ tái phát. Do đó, trước tiên cần điều trị và loại sạch các vi khuẩn gây sưng viêm. Sau đó, cần có chế độ chăm sóc răng miệng tốt mỗi ngày. Cụ thể như:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đúng cách và đều đặn 2 lần/ngày.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn.
- Hạn chế đồ ngọt, dầu mỡ, thức ăn cứng, dính vào răng.
- Uống đủ nước, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Xây dựng chế độ ăn cân bằng, giàu rau xanh, trái cây, vitamin.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ răng như chỉ nha khoa, dụng cụ massage nướu…
- Đi khám răng định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường ở răng miệng.
Như vậy, bị viêm nướu chân răng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn biến chứng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hãy chăm sóc và bảo vệ răng miệng của bạn thật tốt nhé!
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm nướu chân răng
-
Viêm nướu chân răng có nguy hiểm không?
Có, nếu không được điều trị, viêm nướu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất răng, viêm xương ổ răng hoặc nhiễm trùng vào máu. Vì vậy, nên điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng.
-
Viêm nướu có chữa khỏi được không?
Có, nếu phát hiện và điều trị sớm thì viêm nướu có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, viêm nướu có xu hướng tái phát nếu không chăm sóc răng miệng tốt.
-
Viêm nướu có lây không?
Vi khuẩn gây bệnh có thể lây qua đường miệng như dùng chung đồ dùng cá nhân. Hoặc có thể lây từ người này sang người khác qua các chất lỏng trong miệng như nước bọt, máu lợi, nước bọt chảy ra từ các vết thương nướu.
-
Viêm nướu chân răng ở trẻ em chữa thế nào?
Trẻ nhỏ nên được đưa đến nha sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để thăm khám và điều trị phù hợp nhất. Cha mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
-
Người mang thai có được điều trị viêm nướu không?
Phụ nữ mang thai vẫn có thể điều trị viêm nướu bằng thuốc và các biện pháp an toàn như súc miệng, làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp, an toàn cho thai kỳ.
6. Viêm nướu chân răng khôn điều trị như thế nào?
Răng khôn thường không đủ không gian để phát triển hoặc không thể mọc ra khỏi xương hàm. Khi đó, vi khuẩn có thể tích tụ dễ dàng trong khoảng không trống này và gây ra sâu răng, viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng viêm và sưng nướu răng khôn.
Để điều trị viêm nướu chân răng khôn, cần phải đến nha khoa để được khám và chẩn đoán tình trạng của nướu và răng khôn. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Trường hợp nhẹ có thể nhổ bỏ răng khôn để chấm dứt cơn đau nhức khó chịu. Nếu viêm nặng, sẽ sử dụng kháng viêm, giảm đau. Sau khi viêm nhiễm đã hết, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn để tránh nguy cơ tái phát trở lại.
Kết luận
Viêm nướu răng là bệnh lý nha khoa thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để phòng tránh viêm nướu, mọi người cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Khi có dấu hiệu lạ như đau nướu chân răng, viêm nướu chân răng có mủ, sưng tấy lợi, cần đến ngay nha sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Bệnh viêm nướu chân răng điều trị sớm sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn đọc nhận biết sớm biểu hiện bệnh viêm nướu chân răng và có kế hoạch thăm khám điều trị sớm. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 0986.43.82.86 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp tận tình hơn.
NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
Uy tín - Chất lượng - Tận tâm
Cơ sở 1: 470 - 472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
Cơ sở 2: 169 Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ: 0986.43.82.86