Tình trạng răng không sâu nhưng bị đau nhức có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như: mọc răng khôn, gặp phải chấn thương, viêm nướu, viêm nha chu hoặc thiếu canxi,… Để làm giảm triệu chứng này, bệnh nhân cần xác định được nguyên do gây ra trước. Tiếp theo là lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bản thân. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này, Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn mời mọi người cùng đọc qua bài viết sau.

Những nguyên nhân dẫn đến việc răng không sâu nhưng bị đau
Răng không sâu nhưng bị đau do mọc răng khôn
Răng khôn là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra việc răng không sâu nhưng bị đau. Thông thường, răng khôn hay còn gọi là răng số 8 sẽ mọc khi bệnh nhân bước vào độ tuổi trưởng thành khoảng từ 17 – 24 tuổi. Vì khi đó cung hàm chưa phát triển đủ không gian nên răng có thể gây tác hại xấu cho các mô nướu. Ví dụ như: sưng đỏ, viêm nướu hoặc gây đau nhức cho các răng bên cạnh.
Bên cạnh đó, khi răng khôn mọc lệch, ngang hoặc ngầm thì sẽ có các triệu chứng đau rất nghiêm trọng. Không những thế, triệu chứng này còn kéo dài rất lâu, gây bất lợi cho người bệnh. Nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến sâu răng, gây tổn thương và viêm nhiễm đến răng.

Viêm nướu răng dẫn đến răng bị đau
Viêm nướu răng xảy ra trong trường hợp mô nướu bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Bệnh này chỉ gây tác hại cho các mô nướu chứ gần như không ảnh hưởng đến răng. Tuy nhiên, vì mô nướu bao quanh và nâng đỡ cho răng nên khi nướu bị tổn thương, răng cũng sẽ bị lung lay và đau nhức. Bệnh nhân có thể nhận biết tình trạng này thông qua màu sắc và biểu hiện của lợi. Khi răng bị viêm nhiễm, lợi sẽ bị viêm sưng, nóng rát và có màu tím thẫm hoặc đỏ thẫm.

Viêm nha chu khiến răng không sâu nhưng bị đau
Một nguyên nhân khác khiến răng không bị sâu nhưng đau chính là viêm nha chu. Đây là giai đoạn nặng nhất khi bệnh nhân bị viêm nướu. Nó khiến bệnh nhân bị viêm nhiễm, đau lợi, xương ổ răng và cả dây chằng,… Bệnh này còn gây ra tình trạng nhiễm trùng ở toàn bộ các vị trí xung quanh răng. Do đó, răng sẽ thường bị đau nhức hoặc ê buốt dữ dội. Thậm chí là bị chảy máu, tiêu xương hàm hoặc hôi miệng.

Thiếu canxi do cơ thể không bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Canxi là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương khớp và răng. Việc thiếu hụt canxi có thể khiến răng dễ bị suy yếu và đau nhức dù bệnh nhân không mắc các bệnh lý về răng miệng. Tình trạng thiếu canxi khiến răng đau nhức thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Nhưng thường thấy nhất là ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và thiếu chất. Bên cạnh việc khiến răng đau nhức, thiếu hụt canxi còn khiến răng bị ê buốt. Do đó, khiến bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn nhai và thường xuyên bị chảy máu chân răng.
Thay đổi nội tiết ở phụ nữ
Thực tế, nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng, sức khỏe và chức năng sinh lý mà còn ảnh hưởng đến răng miệng. Theo thống kê, khi nội tiết tố bất ổn sẽ khiến mô nướu và răng của nữ giới nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, phái nữ sẽ thường cảm thấy răng bị đau nhức và ê buốt. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như nướu sưng tấy, viêm và nóng rát dù không bị sâu răng.
Áp xe chân răng do viêm nha chu
Áp xe chân răng là một trong các biến chứng nguy hiểm của viêm nha chu và viêm nướu. Tình trạng này xảy khi vi khuẩn đã phát triển quá mạnh. Do đó, gây tổn thương mô nướu một cách nghiêm trọng làm xuất hiện ổ mủ. Lâu dần, ổ mủ ở chân răng sẽ gây đau nhức và nóng rát rất nghiêm trọng cho răng. Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng nhưng nếu áp xe kéo dài sẽ gây các vấn đề rất lớn. Ví dụ như: vùng lợi bị loét, chân răng bị hư hại hoặc mất răng.

Các nguyên nhân khác
- Nghiến răng khi ngủ: Thói quen nghiến răng trong khi ngủ sẽ gây áp lực và đè nén lên răng. Từ đó, khiến răng thường bị đau nhức và ê buốt khi thức dậy. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ rất nhanh giảm đi sau vài tiếng đồng hồ.
- Chấn thương, va chạm: Việc té ngã khiến xương hàm bị ảnh hưởng sẽ khiến răng bị đau nhức. Đồng thời dẫn đến mô nướu bị sưng viêm. Khi đó, nướu sẽ có nguy cơ bị xây xước, rách, thậm chí chảy máu.
- Viêm xoang hàm: Xoang hàm là các mô xoang nằm gần kề hàm trên của răng. Khi xong hàm bị viêm nhiễm, các chân răng và mô nướu ở hàm trên sẽ bị đau nhức và khó chịu. Nếu nặng hơn, viêm xoang hàm còn khiến cuống răng bị nhiễm khuẩn và mất răng vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng do trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày bắt nguồn từ việc dịch vị ở dạ dày trào ngược lên phía cổ họng và khoang miệng. Do là dịch vị dạ dày chứa nhiều axit và thúc đẩy hại khuẩn phát triển. Do đó, gây ra tình trạng làm mòn men răng. Việc này sẽ khiến bệnh nhân thường đau nhức răng và miệng có mùi khó chịu.
- Thực hiện chỉnh nhai sai cách: Răng không sâu nhưng bị đau có thể là do hệ quả của các phương pháp chỉnh nha. Điển hình như: rút tủy răng, trám răng hay bọc răng sứ. Khi chỉnh nha sai cách, răng và mô nướu sẽ bị đau nhức, ê buốt và khó chịu.

Làm sao điều trị tình trạng răng không sâu nhưng bị đau
Điều trị răng đau dù không bị mắc các bệnh lý tại nhà
- Thường xuyên chườm đá: Dùng túi chườm lạnh áp vào vùng má ngoài nhằm giảm thiểu việc đau nhức răng và các mô nướu. Biện pháp này cũng hỗ trợ bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng của viêm xoang hàm.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm có công dụng làm dịu mô nướu. Bên cạnh đó, còn giúp nướu răng ít bị chảy máu và đau nhức chân răng. Do đó, bệnh nhân nên áp dụng biện pháp khoảng 3 – 4 lần/ ngày để hạn chế việc răng không sâu nhưng bị đau.
- Nhai lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa các hoạt chất Menthol và Menthone. Hai hoạt chất này có công dụng gây tê, làm mát và giảm cơn đau tại chỗ. Hơn nữa, loại thảo dược này còn có mùi thơm the mát. Do đó, hỗ trợ ức chế các hại khuẩn và giảm thiểu hôi miệng rất hiệu quả.

Đây chỉ là những mẹo giúp bệnh nhân giảm đau tạm thời nhưng không thể điều trị dứt điểm. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở nha khoa để bác sĩ khám tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm cơn đau.
Sâu răng cửa thì phải làm sao?
Cách chữa sâu răng tận gốc và cực kỳ nhanh chóng
Điều trị răng không sâu nhưng bị đau tại nha khoa
Cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng giảm thiểu mảng bám quanh răng. Hướng dẫn bệnh nhân phòng ngừa bệnh lý và tăng cường sức khỏe cho răng bằng cách bổ sung hàm lượng canxi và fluor thích hợp. Răng khỏe mạnh thì không còn đau nhức, lung lay hay suy yếu.
- Tiến hành nhổ răng nếu răng khôn mọc sai lệch hoặc chân răng bị hư hại nghiêm trọng. Dù đã làm nhiều cách vẫn không thể hồi phục.
- Dùng thuốc kháng sinh nếu cần trong trường hợp viêm nhiễm nặng.
- Can thiệp bằng các phương pháp chỉnh nha ít xâm lấn như: bọc răng sứ, rạch dẫn lưu mủ, rút tủy và cạo vôi răng,…
- Can thiệp bằng phẫu thuật nhằm nạo túi nha chu, ghép xương hoặc ghép mô mềm nếu cần.
Lưu ý từ Bác sĩ Đỗ Xuân Minh – Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn:
“Bệnh nhân có thể dùng thêm nước súc miệng chứa fluoride và chỉ nha khoa để tẩy sạch kẽ răng ở các vị trí bị khuất. Nhờ đó, giảm nguy cơ hình thành các cao răng và bệnh lý về răng miệng. Cần trao đổi với bác sĩ nhằm thiết lập một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm có hại nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và răng miệng.
Đến nha khoa thăm khám khoảng 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng cũng như đánh giá sức khỏe răng miệng. Nhanh chóng điều trị các bệnh lý đáng ngại khác như: trào ngược dạ dày, thiếu canxi, hoặc rối loạn nội tiết…”
Chăm sóc trong thời gian điều trị răng không sâu nhưng vẫn đau nhức
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của nha sĩ.
- Hạn chế dùng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, cũng nên kiêng cử các thực phẩm nhiều đường, tinh bột, chất bảo quản hoặc axit.
- Thường xuyên bổ sung các thực phẩm nguội, ấm và mềm như: sữa chua, canh, súp, hoặc cháo… Nhờ đó, giảm được áp lực đáng kể lên răng và các mô nướu.
- Nên uống nhiều nước trong thời gian điều trị để duy trì lượng nước bọt vừa đủ trong khoang miệng. Nhờ đó, hỗ trợ việc trung hòa axit do tác hại khuẩn bài tiết một cách hiệu quả.
- Tuyệt đối không đụng đến thuốc lá khi đang điều trị đau nhức răng. Nếu có thể, bệnh nhân nên cai thuốc để bảo vệ răng miệng và chức năng hô hấp của cơ thể.
Lời kết
Trên đây là mọi lời giải đáp cần biết về vấn đề răng không sâu nhưng bị đau. Tùy thuộc từng căn bệnh khác nhau sẽ có phương pháp điều trị riêng biệt. Khi phát hiện triệu chứng khác thường, bệnh nhân nên đến ngay Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn hoặc liên hệ hotline 0986 438 286 (Zalo/Viber) để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Vừa hạn chế được các biến chứng nặng hơn có thể xảy ra.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM RĂNG SÂU KHÔNG ĐAU:
răng không sâu nhưng đau
răng không sâu nhưng bị nhức
răng không bị sâu mà đau
tại sao răng không sâu mà lại đau
điều trị răng bị đau
nguyên nhân răng bị đau