Trong khi chờ hoàn tất làm răng Implant, các bác sĩ sẽ lắp mão răng tạm thời cho bệnh nhân. Nhờ đó, che lấp được các khoảng trống mất răng và khôi phục chức năng nhai nghiền tạm thời. Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn sẽ tổng hợp đầy đủ những điều cần biết về răng tạm trên Implant trong bài viết sau.

ĐỊNH NGHĨA VỀ RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT
Tham vấn từ Bác sĩ Cang Hồng Thái – Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn: “Răng tạm trên Implant dùng để chỉ các mão răng được lắp tạm thời. Hỗ trợ bảo vệ được trụ Implant trong thời gian chờ mão răng vĩnh viễn hoàn thành. Đây là một bước cần phải có khi làm răng Implant, nhất là khi phục hình răng cửa.”
Tuổi thọ của răng tạm trên Implant thường rất ngắn. Do đó, độ bền của nó sẽ không thể tốt bằng mão răng vĩnh viễn. Nên bệnh nhân gắn răng tạm cần chú ý đến cách ăn nhai và chăm sóc khi sử dụng.

CÁC LOẠI RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Răng tạm trên Implant có cánh dán
Loại răng tạm trên Implant này sẽ được dán vào mặt trong của các răng kế bên. Từ đó, đảm bảo tính thẩm mỹ trong lúc chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm. Loại răng tạm này thường được chỉ định cho trường hợp phục hình khoảng 1 – 3 răng. Nhất là phục hình răng ở các vị trí răng cửa.

Răng tạm có thể tháo lắp
Đối tượng nên dùng răng tạm tháo lắp là những bệnh nhân phục hình một hoặc nhiều răng. Hoặc cũng có thể là toàn hàm. Loại răng này có thể sẽ hơi cồng kềnh và vướng víu. Vì vậy bệnh nhân sẽ cần một thời gian để môi, má và lưỡi quen với loại hàm giả này.

Răng tạm được gắn cố định
Răng tạm cố định trên trụ Implant thường được dùng cho các trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc toàn hàm. Tuy nhiên, để sử dụng được loại răng này thì xương hàm cần phải đủ thể tích và độ bền chắc. Khi đủ điều kiện, răng tạm mới được gắn trên những trụ Implant mới cấy.

Cấy ghép Implant All On 2 có tốt không?
Implant All On 4 – tất cả những điều cần biết
Cầu răng tạm trên Implant
Cầu răng tạm được khuyên dùng cho các trường hợp chỉ mất một hoặc nhiều răng. Đồng thời, những răng kế cận cũng đang trong giai đoạn cần phục hình lại. Cầu răng có tác dụng nâng đỡ cho các răng thật kế bên răng bị mất.
SỰ KHÁC BIỆT RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT VÀ MÃO RĂNG VĨNH VIỄN
Đa số các răng tạm đều có hình dáng và màu sắc gần giống như răng thật. Tuy nhiên, vì chỉ là răng tạm dùng trong thời gian ngắn nên độ bền hay thẩm mỹ đều không đảm bảo. Ngoài ra, đôi khi vật liệu chế tác răng tạm cũng có thể làm màu sắc của răng không tương đồng với răng thật của cung hàm.

KHI NÀO BỆNH NHÂN CẦN GẮN RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT
Cho dù là kỹ thuật phục hình răng nào cũng đều cần dùng đến mão răng vĩnh viễn. Điển hình như: làm răng Implant, bọc răng sứ cao cấp… Việc gắn răng tạm cũng là một điều khá cần thiết. Do là mão răng vĩnh viễn cần có thời gian để được chế tác sao cho phù hợp với răng miệng của bệnh nhân. Nên trong thời gian chờ đợi, bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh nên gắn răng tạm. Mục đích là:
- Che lấp các khoảng trống do mất răng để lại, nhất là răng cửa. Từ đó giúp bệnh tự tin và thoải mái hơn khi giao tiếp bất.
- Phục hồi chức năng nhai nghiền trong thời gian đợi mão răng vĩnh viễn hoàn thành.
- Bảo vệ cho nướu và trụ Implant trong thời gian phục hình răng đã mất
- Giảm bớt việc răng bị nhạy cảm, ê buốt ở khu vực vừa mới cấy trụ Implant
- Duy trì các khoảng trống phù hợp giữa các răng
- Góp phần giúp bác sĩ đánh giá mức độ phù hợp của mão răng đối với bệnh nhân. Nhờ đó, chế tác mão răng vĩnh viễn một cách chính xác và hoàn hảo.

THỜI GIAN ĐEO RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT
Thông thường, việc dùng răng tạm trên Implant sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần đến vài tháng. Với một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ phải đeo lâu hơn. Ví dụ như giai đoạn lành thương và tích hợp xương hàm có thể bị kéo dài hơn dự tính. Do đó, bệnh nhân cần đeo răng tạm thêm một thời gian trước khi răng Implant được gắn vào mão răng vĩnh viễn.
LÀM SAO CHĂM SÓC RĂNG TẠM ĐÚNG CÁCH?
Với trường hợp dùng răng cố định, bệnh nhân cần phải:
- Bệnh nhân cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Ngoài ra, có thể dùng thêm chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn các mảng bám trong răng miệng.
- Trong khoảng 2 – 3 tháng đầu sau khi cấy ghép, người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm và dễ nhai. Cần hạn chế những thức ăn dai hoặc cứng để tránh ảnh hưởng đến răng.
- Hạn chế những tác động mạnh và trực tiếp vào vùng gắn răng tạm trên Implant. Nhờ đó, tránh gây tổn thương cho cả nướu và răng.

Trong trường hợp sử dụng răng tạm trên Implant có thể tháo lắp, người bệnh nên:
- Hạn chế việc đeo hàm giả thường xuyên. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi cần giao tiếp hoặc nhai nghiền.
- Sau mỗi bữa ăn, người bệnh nên tháo hàm giả ra và đem đi vệ sinh. Nên chải rửa hàm giả bằng cách dùng xà phòng. Tuyệt đối không dùng kem đánh răng để chải hàm giả vì nó sẽ làm hàm giả mòn dần đi.
- Cần dùng một chậu nước đầy để đặt hàm giả lên và vệ sinh. Bởi nếu có lỡ đánh rơi thì hàm giả cũng không bị gãy.
- Khi không sử dụng thì nên tháo hàm ra và ngâm trong ly nước sạch có nắp đậy. Mục đích nhằm tránh việc vi khuẩn tấn công hoặc hàm giả bị bẩn.
CẦN LƯU Ý GÌ KHI GẮN RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT?
Ngoài những lưu ý trong việc vệ sinh răng miệng, bệnh nhân đang dùng răng tạm trên Implant cũng cần cẩn thận khi ăn uống. Mặc dù khi dùng răng tạm, chức năng nhai nghiền đã được khôi phục bình thường. Vì là răng tạm nên cũng không có tác dụng trong lâu dài. Vậy nên, răng tạm hoàn toàn có thể bị bong ra khi chịu tác động quá lớn khi ăn nhai.
Bệnh nhân cũng cần chú ý không nên ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm cho đường quá nhiều. Bởi lẽ giữa mão răng tạm thời và viền nướu có các khoảng trống nhỏ. Khi các mảng bám hay thức ăn thức bị kẹt vào thì rất có thể sẽ dẫn đến sâu răng. Nên khi đang sử dụng răng tạm, bệnh nhân cần cố gắng hạn chế các thực phẩm sau:
- Những loại thịt dai: bít tết, thịt bò,…
- Thực phẩm quá giòn: Bánh mì, dưa leo, cà rốt,…
- Những loại trái cây cứng: táo, lê, quả hạch, bắp luộc hoặc rang bơ…
- Các loại kẹo như: Chewing gum, kẹo cứng,…

Các món quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến chức năng giữ mão răng tạm thời ở đúng vị trí của xi măng chuyên dụng
Khi ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng của răng tạm. Do đó, bệnh nhân cần phải thật sự cân nhắc về chế độ ăn uống của mình. Nhờ đó giúp quá trình đeo răng tạm được suôn sẻ, không gặp vấn đề gì nghiêm trọng.
LỜI KẾT VỀ RĂNG TẠM TRÊN IMPLANT
Thông qua những thông tin trên chúng ta không còn bỡ ngỡ hoặc thắc mắc nhiều về vấn đề răng tạm trên Implant. Tuy là tuổi thọ của răng tạm không quá dài nhưng bệnh nhân cũng cần phải vệ sinh đúng cách. Mục đích nhằm đảm bảo cho quá trình sử dụng không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Tránh ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng trước khi gắn răng sứ cố định trên trụ Implant.
Để biết chính xác chi phí răng tạm trên Implant hoặc chi phí trồng Implant trọn gói, hãy liên hệ ngay Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn.

NHA KHOA TRỒNG RĂNG SÀI GÒN
♦ Địa chỉ: 470-472 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, TPHCM
☎ Điện thoại: (028) 6686 9386
✳ Hotline: 0986 43 82 86 (có Zalo, Viber)
✉ Email: nhakhoatrongrang@gmail.com
➡Website: https://nhakhoatrongrang.com/
➡Facebook: FB.com/trongrang.nhakhoa
THỜI GIAN LÀM VIỆC:
- Thứ 2-7: 8H00 – 20H00
- Chủ nhật: 8H00 – 17H00
# Răng tạm trên implant