Tại sao phải lấy tủy răng? Khi nào cần lấy tủy răng?

Tại sao phải lấy tủy răng? Răng đau, răng sâu có nên lấy tủy răng không? Vậy khi nào mới cần lấy tủy răng, luôn khiến mọi người cảm thấy băn khoăn. Bác sĩ Lê Trọng Tâm sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc trong bài viết dưới đây.

tại sao phải lấy tủy răng
Tại sao phải lấy tủy răng

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa dùng để loại bỏ những ổ viêm nằm bên trong tủy răng và chân răng. Nhằm bảo vệ hệ thống tủy chứa mạch máu và dây thần kinh nuôi sống răng.

Tham vấn Bác sĩ Lê Trọng Tâm khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật sau:

  • Loại bỏ ổ viêm gây ra sâu răng và viêm tủy.
  • Khử trùng khu vực bằng thuốc kháng sinh.
  • Làm đầy hệ thống ống tủy.
  • Bịt kín khu vực điều trị để ngăn chặn sâu răng quay trở lại.

Răng sau khi lấy tủy sẽ được trám thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ. Tình trạng răng miệng của bệnh nhân sau khi lấy tủy vẫn hoạt động bình thường. Tình trạng viêm được điều trị triệt để không còn xuất hiện những cơn đau răng thất thường và không phải nhổ răng.

quá trình lấy tủy răng
Quá trình lấy tủy răng

Tại sao phải lấy tủy răng?

Bác sĩ Lê Trọng Tâm trả lời:

“Tủy răng là hệ thống mô mềm nằm trong hốc tủy và được bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Nếu bệnh nhân chăm sóc răng miệng kém hoặc có thói quen sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, các chất có ga hoặc thường xuyên hút thuốc lá rất dễ làm hỏng men răng.

Ngoài ra, những trường hợp: Răng bị chấn thương; Hóa chất; Mài cùi răng sống không đúng cách; Các bệnh lý vùng miệng; Dùng lực chỉnh hình sai… đều gây tác động xấu đến mô răng.

Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công làm đau răng, sâu răng và viêm hệ thống tủy hoặc chết tủy. Tình trạng răng miệng của bệnh nhân suy yếu dần và cần được điều trị tủy sớm trước khi chuyển biến xấu.”

vì sao cần lấy tủy răng
Vì sao cần lấy tủy răng

7 dấu hiệu cảnh báo răng cần lấy tủy

Bệnh nhân cần lưu ý 7 dấu hiệu cảnh báo răng cần lấy tủy và phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay.

  • Răng đau nhức từng cơn, sử dụng thuốc nhưng không hết đau. Có dấu hiệu kéo dài gây đau hàm, đau đầu, đau tai, sốt và thường xuyên đau răng vào ban đêm.
  • Các mô mềm xung quanh răng sưng tấy và nướu bị thâm không còn khỏe mạnh như bình thường.
  • Răng trở nên nhạy cảm, ăn hoặc uống đều thấy ê buốt.
  • Nướu răng xuất hiện những ổ mủ, dùng tay ấn vào cảm thấy hơi đau.
  • Hơi thở có mùi, đặc biệt xuất phát từ vị trí răng bị viêm.
  • Răng đổi màu hoặc có dấu hiệu lung lay sau một thời gian dài đau nhức.
  • Răng bị sứt mẻ, nứt gãy hoặc bị tai nạn làm lộ hệ thống tủy.
khi nào cần lấy tủy răng
Răng cần được lấy tủy

Để bảo vệ tủy răng, duy trị nguồn dinh dưỡng cho răng khi thấy 7 dấu hiệu trên bệnh nhân cần đặt lịch hẹn ngay với bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng bị nhiễm trùng vùng chóp răng do tủy răng chết mà không được chữa trị kịp thời. Lúc này nếu có chụp X-quang, bệnh nhân sẽ thấy có vùng nhiễm trùng ở chóp răng và có thể đã lan rộng ra xung quanh. Bệnh nhân có nguy cơ mất răng rất cao.

Lấy tủy răng xong cần lưu ý những vấn đề nào?

Răng bị viêm tủy nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc tốt sẽ tồn tại suốt đời. Chính vì vậy, lấy tủy răng xong bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Theo dõi các cơn đau: Sau khi lấy tủy, bệnh nhân có thể ê và nhức nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu. Nếu cơn đau không khỏi và có triệu chứng chuyển nặng, bệnh nhân cần đến ngay cở sở nha khoa đang điều trị để được thăm khám lại.
  • Hạn chế sử dụng răng vừa lấy tủy để nhai hoặc cắn vật cứng, thức ăn dai. Bệnh nhân nên ăn, uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên ăn món ăn mềm, lỏng và nên cắt thành miếng nhỏ để hạn chế áp lực lên răng.
  • Cần thiết bệnh nhân nên uống thuốc giảm đau, giảm viêm theo toa thuốc được kê bởi bác sĩ và không nên tự ý dùng thuốc.
  • Nên chải răng nhẹ nhàng và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn giúp quá trình bảo vệ răng được tốt nhất.
  • Tái khám đúng hẹn hoặc liên hệ ngay với bác sĩ khi vật liệu trám bị bong, vỡ.

Răng sau khi lấy tủy sẽ bắt đầu bị vôi hóa và dễ bị gãy, vỡ. Vì vậy sau khi thực hiện kỹ thuật lấy tủy bệnh nhân cần bọc răng sứ hoặc trám răng thẩm mỹ để duy trị tuổi thọ cho răng.

Bác sĩ điều trị tủy răng
Bác sĩ Lê Trọng Tâm và bệnh nhân

Qua những câu trả lời của Bác sĩ Lê Trọng Tâm xoay quanh vấn đề “Tại sao phải lấy tủy răng? Khi nào cần lấy tủy răng?”. Nếu bạn đọc có những thắc mắc khác hoặc cần tư vấn trực tiếp thì liên hệ ngay với chúng tôi. Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn – địa chỉ điều trị tủy răng công nghệ cao tại quận 10.

Hiện nay, nha khoa đang áp dụng điều trị tủy răng có sử dụng kính hiển vi; hàn kín ống tủy bằng Gutta percha nguội có sử dụng trâm xoay máy; công nghệ tiêm tê không đau mang lại hiệu quả cao trong điều trị tủy. Quy trình điều trị được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Đảm bảo loại bỏ hết toàn bộ ổ viêm an toàn, nhanh chóng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được Bác sĩ Lê Trọng Tâm tư vấn trực tiếp!

Xem thêm:

TỪ KHÓA PHỤ:

vì sao phải lấy tủy răng;
tại sao lấy tủy răng;
có nên lấy tủy răng không;
tại sao lại lấy tủy răng;
nên lấy tủy răng không;
lấy tủy răng để làm gì;
điều trị viêm tủy;
răng bị viêm tủy;
răng sau khi lấy tủy;