Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác Sĩ CKI Cang Hồng Thái – Giám Đốc Chuyên môn
Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn
Những cơn đau nhức răng thường xuyên kéo dài, liên tục nguyên nhân do đâu? Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho từng nguyên nhân cụ thể.
Bạn có biết vì sao bị đau nhức răng?
Đau nhức răng đa phần do cấu trúc răng bị tổn thương gây nên. Cấu trúc răng gồm có 4 thành phần chính: Men răng, ngà răng, tủy răng và xương răng.
- Răng được bao bọc bởi lớp men răng chứa hàm lượng khoáng chất như canxi và flour, tạo nên lớp trắng sữa bên ngoài răng.
- Ngà răng là lớp nằm giữa, được che chắn bởi men răng, chiếm khối lượng lớn bên trong răng và có màu vàng nhạt.
- Tủy răng là nơi chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu nuôi dưỡng răng khỏe mạnh.
- Xương răng là phần nằm bên ngoài chân răng và gắn chặt vào nướu có lớp tế bào như mô xương.
Bất kỳ thành phần nào bị tác động đều gây nên tổn hại đến răng, kích thích các dây thần kinh trong tủy gây nên những cơn đau nhức răng. Đây cũng là biểu hiện cho việc răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, cảnh báo của những bệnh lý trên răng, cần tìm ra nguyên nhân để giải quyết triệt để đau răng cũng như bảo tồn răng khỏe mạnh.
Các nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
- Việc thường xuyên dùng đồ ngọt, thực phẩm có hàm lượng acid cao, ăn uống thiếu chất… đều ảnh hưởng đến răng làm răng nhạy cảm.
- Sử dụng bàn chải đánh răng cứng, không vệ sinh răng miệng thường xuyên, tác động nhiệt sóng lạnh thất thường lên răng… làm mòn men răng gây hại đến cấu trúc răng khiến răng nhạy cảm và đau nhức.
- Thức khuya, hút thuốc lá, dùng các kích thích… làm giảm hệ miễn dịch, sức khỏe yếu cũng tạo điều kiện cho răng nhiễm cấc bệnh lý gây đau nhức răng.
Răng bị vỡ, nứt
Làm mất đi lớp bảo vệ răng, lộ tủy, răng dễ bị kích thức khi ăn nhai gây đau nhức. Ngoài ra, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm khiến răng bị ê buốt.
Nghiến răng
Thói quen nghiến răng này rất phổ biến, nhưng khi thói quen này kéo dài vô tình làm mài mòn men răng làm mất khả năng bảo vệ của răng trước môi trường gây hại.
Mòn cổ chân răng
Mòn cổ răng là hiện tượng phần sát với nướu răng không còn lớp men răng bảo vệ làm lộ ngà răng. Bất kỳ những tác động nào như nhiệt độ, đánh răng, hay ăn uống đều dẫn đến ê buốt và đau nhức liên tục.
Mọc răng khôn
Mọc răng khôn hay còn gọi là răng số 8 gồm 2 răng trên và 2 răng hàm dưới nằm phía trong cùng thường mọc ở độ tuổi từ 17-25 tuổi. Nhưng có những trường hợp không mọc hoặc mọc không đầy đủ 4 răng. Quá trình nhọc răng khôn thường kéo dài, gây hiện tượng nướu đỏ hoặc sưng, ê nhức do mọc răng. Đôi khi, răng mọc ngầm hoặc mọc lệch, mọc kẹt trong xương gây nên cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài.
Viêm nướu, tụt nướu
Viêm nướu gây sưng đỏ, viêm nhiễm các tổ chức quanh răng gây đau nhức. Tình trạng kéo dài nguy hại làm tụt nướu làm lộ răng, cấu trúc răng dễ bị phá vỡ.
Sâu răng
Các vi khuẩn trong miệng kết hợp với những thức ăn, mảng bám quanh răng hình thành acid làm mài mòn men răng tạo thành lỗ sâu từ nhỏ thành lớn theo thời gian. Răng đau nhức thường xuyên là việc không thể tránh khỏi. Tiếp đến, vi khuẩn xâm nhập từ những lỗ sâu làm ảnh hưởng đến tủy, viêm nhiễm nặng chuyển biến thành áp xe răng.
Viêm tủy, áp-xe răng
Khi răng sâu vỡ lớn, vi khuẩn xâm nhập vào buồng tùy, gây nên những cơn đau tự nhiên kéo dài hơn 30 phút, đau lan lên đầu. Thường viêm tủy răng đáp ứng kém với thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị tại nhà.
Nhiễm trùng, chân răng có mủ
Sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng có thể dẫn đến nhiễm trùng áp xe. Tình trạng chân răng nhiễm trùng sẽ gây nhiều đau đớn. Đặc biệt, khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hầu hết các trường hợp áp xe ở răng phục hồi nhanh và không gây biến chứng lâu dài.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Ngoài ra đau nhức răng cũng có thể do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Ví dụ như thiếu vitamin D, canxi, Flour sẽ làm cấu tạo răng yếu, thiếu vitatmin C gây viêm lợi, chảy máu chân răng…
Những biến chứng khi đau nhức răng liên tục và kéo dài
Đau nhức răng liên tục và kéo dài là những dấu hiệu cảnh báo cho việc cấu trúc răng bị tổn thương, xuất hiện những bệnh lý trên răng. Những biểu hiện bên ngoài như hôi miệng, có vị lạ từ răng hoặc nướu, sưng quanh răng, dần chuyển biến nhức từ nhẹ đến đau nhói âm ỉ.
Hiện tượng liên tục kéo dài. Thậm chí nhức răng vào ban đêm gây mất ngủ, ăn uống không ngon, răng lung lay, các bệnh lý của răng chuyển biến nặng và có nguy cơ mất răng cao. Cần lưu ý những trường hợp áp-xe răng, những nười mắc các bệnh nền sức khỏe yếu việc nhiễm trùng răng gây hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nhức răng có uống thuốc giảm đau tại nhà được không?
Nhức răng đặc biệt nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống đặc biệt nóng, lạnh, ngọt hoặc chua. Chạm vào răng thấy đau và nhức ở hàm, vùng gần răng bị ảnh hưởng đau nhức răng cả vào ban đêm. Trong một số trường hợp, uống thuốc tại nhà có thể làm giảm cơn đau nhức răng tức thời. Tuy nhiên sẽ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng đau nhức răng. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây nhức răng và điều trị sớm để giảm thiểu đau đớn và tổn thương do sâu răng gây ra.
Việc đến điều trị trực tiếp tại các nha khoa trong giai đoạn này là cực kỳ khó khăn. Việc điều trị các cơn đau nhức răng tạm thời sẽ luôn cần thiết. Thông thường, để làm giảm tạm thời các cơn đau nhức răng tại nhà, bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Dùng thuốc giảm đau: Với người lớn, các thuốc giảm đau phổ biến là Paracetamol, Efferalgan. Còn đối với trẻ em, khi bị đau răng, cần chú ý dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Chườm lạnh: Đau nhức răng có thể dẫn đến sưng, đỏ tại vị trí đau. Để nhanh chóng làm dịu tình trạng này, bạn có thể dùng túi nước đá lạnh và chườm lên vùng má vị sưng đỏ.
- Đau về đêm, khi ngủ bạn có thể kê cao đầu nhằm giảm áp lực máu lên trên cũng có tác dụng giảm đau
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng làm giảm sưng đau cũng như hạn chế cơn đau răng tiến triển nặng hơn
- Bổ sung vitamin cần thiết: Vitamin A, D3, C, B2 có trong các loại hạt, sản phẩm từ sữa, thịt và rau xanh là những loại vitamin rất cần thiết cho người bị đau nhức răng.
- Áp dụng một số cách dân gian thường dùng: như ngậm rượu cau, sử dụng đinh hương, bạc hà làm giảm cảm giác đau nhức.
Đau nhức răng nên làm gì?
Khi răng đau nhức cần đến ngay nha khoa để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị thích hợp trước khi xuất hiện những bệnh lý nặng. Sau đây Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn sẽ đi chi tiết hơn để mọi người dễ hình dung việc chuẩn đoán và điều trị tình trạng đau nhức răng.
Các bước chẩn đoán đau nhức răng
Khi đến Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn, bệnh nhân sẽ được thực hiện bước chuẩn đoán để xác định tình trạng đau nhức răng:
- Bước 1 – Tiếp nhận kiểm tra bệnh sử: Tiếp nhận bệnh nhân, ghi nhận rõ bệnh lý và các triệu chứng.
- Bước 2 – Khám lâm sàng: Kiểm tra tổng quát răng miệng: Răng, nướu, miệng, lưỡi, xương hàm…
- Bước 3 – Chụp X-quang nếu cần thiết.
- Bước 4 – Đánh giá đưa ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Điều trị đau nhức răng dựa vào nguyên nhân cụ thể
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC RĂNG | CÁCH ĐIỀU TRỊ |
---|---|
Sâu răng, viêm tủy, áp-xe răng | Đánh giá tình trạng răng sâu:
|
Viêm nướu, tụt nướu |
|
Mọc răng khôn | Nhổ răng khôn không đau, không sang chân với máy siêu âm PIEZOTOME
|
Răng bị vỡ, nứt, mòn cổ chân răng |
|
Nghiến răng | Điều trị thói quen nghiến răng bằng máng. |
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt | Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng đúng cách tại nhà và có chế độ ăn uống phù hợp. Đồng thời, Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn còn hỗ trợ bệnh nhân thăm khám răng miệng miễn phí kiểm soát các bệnh lý răng nhanh chóng và kịp thời. |
Hầu hết tình trạng đau nhức răng, việc uống thuốc tại nhà cũng như áp dụng các biện pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng như đau nhức răng, mòn men răng, răng nhiễm màu, vôi răng hoặc sâu răng bạn cần tới nha sĩ để được khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Liên hệ ngay với Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn để chúng tôi có thể giúp bạn.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao tôi luôn cảm thấy đau nhức răng liên tục và kéo dài?
Đau nhức răng liên tục và kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm sâu răng, viêm nướu, hoặc các vấn đề nặng hơn như viêm mô chân răng hoặc tổn thương dây chằng răng. Việc duy trì một chuỗi đau nhức có thể là dấu hiệu của một vấn đề nặng và cần được chẩn đoán chính xác.
Đau nhức răng có thể là dấu hiệu của vấn đề nào trong nướu hoặc răng?
Đau nhức răng có thể là dấu hiệu của sâu răng hoặc viêm nướu. Sâu răng xâm nhập vào lõi răng, gây kích thích dây thần kinh, trong khi viêm nướu có thể tạo ra môi trường đau nhức do sưng và nhiễm trùng.
Có những nguyên nhân nào khác ngoài vấn đề nướu và răng gây ra đau nhức răng liên tục?
Ngoài ra, đau nhức răng cũng có thể do việc nghiến nhấm, chấn thương răng, hoặc các vấn đề ngoại vi như căng thẳng hoặc stress.
Làm thế nào để xác định xem đau nhức răng của tôi có phải là do vấn đề nướu hay không?
Để xác định xem đau nhức răng có phải là do vấn đề nướu, việc kiểm tra nướu và tìm hiểu về tình trạng sức khỏe nướu từ bác sĩ nha khoa là quan trọng.
Có các biện pháp tự chăm sóc nào tôi có thể thực hiện để giảm đau nhức răng trong trường hợp kéo dài?
Biện pháp tự chăm sóc bao gồm đánh răng đúng cách, sử dụng nước súc miệng chứa fluoride, và hạn chế thức ăn và đồ uống có thể gây kích thích.
Khi nào tôi nên thăm bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị vấn đề về đau nhức răng của mình?
Nếu đau nhức răng kéo dài, đặc biệt là khi kèm theo sưng, chảy máu nướu hoặc các triệu chứng khác, bạn nên thăm bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
# Đau nhức răng được tham vấn bởi Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Nam
Hàm răng dứi bên trái không bị sâu răng khi ăn ê hết hàm dứi bên trái mà hơi nhức ly do bị gì thứ bác sỉ
Chào bạn, tình trạng răng ê buốt khi ăn có thể nguyên nhân do mòn men răng mặt nhai hoặc mòn cổ chân răng, cộng thêm tình trạng răng bị đau nhức thì nha khoa khuyên mình nên đến phòng khám để chụp phim kiểm tra xác định rõ hơn nguyên nhân và có hướng xử lý đúng, kịp thời.
Mình cần xác định kỹ càng hơn để đánh giá xem răng có viêm tủy không và xử lý sớm bạn nhé. Thông tin đến bạn!