Chẩn đoán bệnh viêm chóp răng thông qua những triệu chứng như đau răng và nhiễm trùng chân răng. Bệnh nhân cần lưu ý không nên đánh giá thấp tình trạng nhiễm trùng chân răng. Nếu trở nặng điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tìm hiểu ngay những thông tin cần biết về bệnh viêm chóp răng, mức độ bệnh và cách điều trị kịp thời để tránh các hậu quả không mong muốn.

Viêm chóp răng là gì?
Viêm quanh chóp răng (viêm cuống răng) là tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy hoặc tủy chết ảnh hưởng đến dây chằng quanh răng và xương ổ răng. Hệ thống tổ chức quanh chóp răng bị nhiễm trùng hoặc tình trạng xảy ra khi hóa chất hoặc dụng cụ điều trị nội nha ảnh hưởng đến chóp răng. Những tác động từ thói quen nghiến răng và những tổn thương ở mặt răng cũng có thể dẫn đến bệnh khó chịu này.
Các triệu chứng có thể nhận biết viêm chóp răng đó là những cơn đau kéo dài bên dưới chân răng, hình ảnh X-quang cho tổ chức quanh răng bị tàn phá.
Tùy tỉ lệ phá hủy ổ chân răng ít hay nhiều nếu không thể duy trì bắt buộc phải nhổ răng bị viêm đi. Cảnh báo nếu bệnh nhân đau nhói, kèm triệu chứng nhiễm trùng, sưng viêm hãy đến gặp bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh lý ngay. Việc bỏ qua nhu cầu sức khỏe răng miệng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta sau này.

Dấu hiệu viêm chóp răng
Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm, khi bệnh viêm chóp răng ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như sau:
- Tình trạng viêm sưng thường xảy ra ở những răng sâu lỗ to, nướu răng bị sưng tấy và đau nhức dai dẳng.
- Quanh răng xuất hiện ổ mủ và viêm quanh cuống răng.
- Má và mặt có thể bị sưng lên biểu hiện viêm chóp làm tổn thương đến xương hàm và mô mềm quanh răng.
- Có thể có biểu hiện sốt, viêm họng do cơ thể phản ứng với vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Cơn đau nhức ở chân răng với cấp độ tăng dần, thường kéo dài và xuất hiện với cường độ cao.
- Răng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, khi ăn nhai và có dấu hiểu đổi màu.

Ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì bệnh nhân cũng đừng chủ quan mà hãy đến thăm khám nha khoa uy tín để kiểm tra răng miệng. Thông qua thăm khám tổng thể và phim chụp bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra phương án điều trị hiệu quả, tránh xa các biến chứng nguy hiểm.
Tủy răng bị thối phải làm sao?
Cách xử lý viêm chóp răng
Ở mỗi mức độ của bệnh lại có sự tổn hại tổ chức răng khác nhau. Tùy vào mức độ tổn thương của hệ thống tổ chức quanh răng, các bác sĩ sẽ đưa ra 2 phương hướng điều trị cơ bản như sau:
1. Chữa viêm chóp răng bảo tồn răng thật
Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nặng nhẹ của viêm chóp răng để lên kế hoạch điều trị. Nếu là viêm chóp răng mãn tính thì thường không có biểu hiện gì nhiều nên buộc phải tiến hành chụp X-quang răng mới có chẩn đoán được. Bệnh lý viêm chóp quanh răng có khả năng chữa lành nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu điều trị sớm khi mức độ tổn thương răng ít thì chỉ cần chữa tủy, phục hồi lại phần mô bị tổn thương.

2. Điều trị tủy răng
Nếu mức độ tổn thương răng ít và viêm nhiễm chưa quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy răng, loại bỏ mô bệnh và hàn trám lại ống tủy là được. Quá trình điều trị tủy khi bệnh nhân mắc viêm chóp răng sẽ được thực hiện như sau:
- Thăm khám & chụp phim để xác định mức độ bệnh, sau đó lên phác đồ điều trị và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân.
- Gây tê để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị.
- Đặt đế cao su ôm khít thân răng, giúp cách ly phần răng cần điều trị với nước bọt và vi khuẩn.
- Đặt Ca(OH)2 trong ống tủy, nhằm mục đích trung hòa mô viêm vùng cuống, sát khuẩn hệ thống ống tủy.
- Lấy sạch phần tủy viêm và vi khuẩn bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
- Trám bít ống tủy bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, đảm bảo không để thức ăn, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm tái phát.
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám sau một thời gian để kiểm tra tình trạng ống tủy, đảm bảo tình trạng viêm nhiễm đã chấm dứt.
3. Điều trị toàn thân
Ở mức độ chuyển biến viêm quanh cuống hoặc áp xe quanh cuống cấp, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị áp xe quanh cuống cấp kèm theo viêm mô tế bào, phải tiến hành điều trị viêm chóp răng bằng kháng sinh toàn thân.
a. Điều trị phẫu thuật
Điều trị viêm chóp răng bằng phẫu thuật cắt chóp răng được áp dụng trong các trường hợp:
- Viêm chóp răng hoặc nang chân răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng hàm.
- Điều trị tủy răng thất bại, những tổn thương như ống tủy bị canxi hóa, sạn tủy không thể phục hồi.
- Chân răng bị cong, gãy ở 1/3 chóp.
- Dụng cụ ống tủy/ vật liệu trám bít bị kẹt lại bên trong.
b. Nhổ răng loại bỏ vi khuẩn gây viêm
Nếu viêm nhiễm kéo dài dẫn đến tổ chức quanh răng bị phá hủy nặng, ở tỷ lệ không thể duy trì răng thì buộc phải chỉ định nhổ răng bị viêm để tránh vi khuẩn lây lan sang các tổ chức khác. Quy trình nhổ răng sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Thăm khám & chụp phim răng cần nhổ.
- Tiến hành vệ sinh khoang miệng, gây tê nhằm giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, khó chịu trong khi nhổ răng.
- Làm lung lay chân răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
- Tiến hành nhổ răng loại bỏ vi khuẩn nhanh gọn, chính xác, hạn chế tối đa tổn thương tới nướu và xương hàm.
Nội dung bài viết đã tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm chóp răng. Đây là bệnh lý phức tạp và có nguy cơ gây mất răng cao. Nếu bệnh nhân cần thăm khám – chuẩn đoán bệnh chính xác hãy liên hệ trực tiếp Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn – Chuyên điều trị bệnh lý viêm chóp răng.
Nha khoa phải ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại như: Máy chụp CT Scanner 3D Máy nội nha; Máy đo chiều dài ống tủy; Máy phẫu thuật không sang chấn Piezotome… Và quy trình điều trị đảm bảo yếu tố vô trùng vô khuẩn hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo trong nha khoa.